GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC: LÒNG BIẾT ƠN

Thứ hai - 09/11/2020 08:16
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC: LÒNG BIẾT ƠN
          Âm nhạc có một sức mạnh đặc biệt, nó có thể kết nối và khơi dậy bao yêu thương, xúc cảm trong lòng người và bài hát “Nhớ ơn thầy cô” của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện đã gọi về trong tâm hồn mỗi người những yêu thương về những nơi chúng ta đã đi qua, những ngọt ngào chúng ta đã trải nghiệm… trong đạo lý uống nước, nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, sống biết ơn, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ … quý báu của dân tộc ta.
        Với tinh thần đó, trong tiết chào cờ sáng thứ 2 ngày 9/11/2020, các thầy cô đã xây dựng nội dung giáo dục đạo đức với chủ đề “Lòng biết ơn”.
        Vậy biết ơn là gì ? Lòng biết ơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Là học sinh, con cần làm gì để thể hiện lòng biết ơn đó và chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn bằng cách nào …nội dung giáo dục thật gần và thật sâu sắc!!
        Trong 45phút, cô giáo Phạm Thị Bình - giáo viên tổ Xã hội đã cùng các con học sinh khơi gợi lại quá khứ, nhắc nhở trong hiện tại và hướng tới tương lai những giá trị nhân văn cao cả của Lòng biết ơn.
1. Chúng ta biết ơn công lao của cha ông đã dựng xây đất nước trong suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc => Nên chúng ta phải cùng nhau giữ lấy nước => như lời Bác Hồ từng căn dặn.
2. Chúng ta biết ơn những người đã hi sinh xương trắng máu đào giành từng tấc đất biên cương, giữ từng vùng trời, vùng biển của tổ quốc, giữ vững nền độc lập dân tộc để “Tổ quốc bay lên bát ngát những mùa xuân”
3. Chúng ta biết ơn những người mẹ “mặc áo thay vai bền bỉ nuôi chồng nuôi con chiến đấu”, những người mẹ “ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ”, vẫn “nén đau giấu tờ báo tử, ngày mai tiễn con lên đường vì bốn nghìn năm đất nước mấy khi yên”
4. Chúng ta biết ơn cha mẹ, những người thầy đầu tiên và suốt đời của chúng ta với công lao trời biển “Ơn cha nặng lắm ai ơi. Nghĩa mẹ  bằng trời chín tháng cưu mang…”
5. Chúng ta biết ơn thầy cô, đó là truyền thống tôn sư trọng đạo đẹp đẽ ngàn đời của cái lẽ “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”, của đạo lý “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy)…
6. Chúng ta biết ơn những người đã ở ngay bên cạnh chúng ta, cả những phút giây thương yêu và nhất là khi chúng ta đau khổ bất hạnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

32/2020/TTBGDĐT

Điều lệ trường phổ thông

lượt xem: 1937 | lượt tải:0

3280/BGDĐT-GDTrH

Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH về điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT

lượt xem: 1339 | lượt tải:0

26/2020/TT-BGDĐT

Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung Thông tư 58

lượt xem: 1961 | lượt tải:0
Danh sách thành viên
giangtran
Ngày đăng ký: 05/10/2021
trangiang
Ngày đăng ký: 02/12/2020
dinhmen
Ngày đăng ký: 30/08/2018
8A8MD2
Ngày đăng ký: 05/05/2019
phanha
Ngày đăng ký: 18/03/2019
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay3,896
  • Tháng hiện tại138,380
  • Tổng lượt truy cập3,288,057
EduNet
GD Điện tử
Sở DG&ĐT
Network and partners
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây