CHUYÊN ĐỀ “PHÒNG NGỪA BẮT NẠT – BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG”

Thứ tư - 19/04/2023 04:50
CHUYÊN ĐỀ  “PHÒNG NGỪA BẮT NẠT – BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG”
           “Bạo lực học đường” đang là một vấn nạn xã hội trong môi trường học đường mà ở mọi quốc gia trên thế giới đang đặt nhiều sự quan tâm và đáng lên án bởi những hậu quả nghiêm trọng và đau xót mà nó mang lại. Hiểu được vấn đề đó, sáng ngày 17.04.2023, trường THCS Mai Dịch đã tổ chức chuyên đề “Phòng ngừa bắt nạt – Bạo lực học đường” để giáo dục cho học sinh nhà trường những giá trị sống tốt đẹp.



          Cô Nguyễn Thị Ái – chuyên viên phòng tâm lí của nhà trường đã có những chia sẻ với các em học sinh trường THCS Mai Dịch về vấn nạn này. Cô cung cấp cho các em kiến thức về hành vi bạo lực học đường và nhận được sự chú ý lắng nghe, tích cực trao đổi của các em học sinh. Cô chỉ rõ “bắt nạt” là hành vi sử dụng sức mạnh (thể chất hoặc tinh thần) để đe dọa, làm tổn thương người khác nhằm mục đích kiểm soát hay duy trì quyền lực đối với người bị bắt nạt; còn “bạo lực” là những hành vi cố ý sử dụng vũ lực hoặc quyền lực nhằm xúc phạm, tấn công, quấy rối hay gây thiệt hại cho đối phương về tinh thần, thể chất, tình dục hay vật chất. Đây là hai hành động đáng lên án và bài trừ.



          Cô Nguyễn Thị Ái cũng chỉ rõ các hình thức bạo lực học đường, không chỉ bằng thể chất mà còn bằng cả tinh thần. Từ đó, cô cũng trao đổi với học sinh toàn trường về nguyên nhân dẫn đến vấn nạn bạo lực học đường và quan trọng nhất là đưa ra các giải pháp phòng tránh hành vi đó. Hậu quả mà bạo lực học đường gây ra là vô cùng nghiêm trọng, buổi chuyên đề đã đưa ra các sự việc đã xảy ra để chứng minh, làm rõ cho các em học sinh hiểu về vấn đề này. Điển hình là trường hợp của cô bé Y.N ở Nghệ An mới đây, em là nạn nhân của bạo lực học đường dẫn đến có những suy nghĩ và hành vi tiêu cực.

         Để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội. Gia đình cần quan tâm hơn nữa đến con em mình, theo dõi hoạt động của con để cùng để phối hợp với nhà trường ngăn chặn những xung đột có thể dẫn đến đánh nhau. Cha mẹ phải là những người thầy đầu tiên dạy trẻ hình thành kĩ năng sống trước khi đến tuổi đi học. Quan trọng hơn tất cả là bản thân mỗi học sinh, mỗi giáo viên phải biết tự rèn luyện mình, sống đúng theo chuẩn mực đạo đức xã hội, biết tôn trọng và yêu thương lẫn nhau, hạn chế các xung đột và tìm cách giải quyết những mâu thuẫn một cách tốt đẹp nhất. Hãy lấy sự cảm thông, tình yêu thương làm nền tảng của hành động, lấy lợi ích của cộng đồng làm mục đích cố gắng, có như thế, bạo lực trong học đường mới không còn nữa.
         Buổi chuyên đề “Phòng ngừa bắt nạt – Bạo lực học đường” kết thúc trong không khí vui tươi, thành công tốt đẹp, cung cấp các kiến thức, kĩ năng sống cơ bản cho học sinh để các em được học tập trong một môi trường lành mạnh, bổ ích và không có bạo lực học đường diễn ra.

Tác giả bài viết: Kiều Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

32/2020/TTBGDĐT

Điều lệ trường phổ thông

lượt xem: 2173 | lượt tải:0

3280/BGDĐT-GDTrH

Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH về điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT

lượt xem: 1571 | lượt tải:0

26/2020/TT-BGDĐT

Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung Thông tư 58

lượt xem: 2334 | lượt tải:0
Danh sách thành viên
giangtran
Ngày đăng ký: 05/10/2021
trangiang
Ngày đăng ký: 02/12/2020
dinhmen
Ngày đăng ký: 30/08/2018
8A8MD2
Ngày đăng ký: 05/05/2019
phanha
Ngày đăng ký: 18/03/2019
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập32
  • Hôm nay5,190
  • Tháng hiện tại156,234
  • Tổng lượt truy cập3,805,319
EduNet
GD Điện tử
Sở DG&ĐT
Network and partners
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây