ĐAU MẮT ĐỎ - HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC KHI MẮC BỆNH

Thứ hai - 25/09/2023 21:23
ĐAU MẮT ĐỎ - HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC KHI MẮC BỆNH
 
          Bệnh đau mắt đỏ do vi-rút rất dễ lây lan từ người này sang người khác và không có biện pháp điều trị đặc hiệu. Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ do vi-rút đều nhẹ. Nhiễm trùng thường sẽ hết sau 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị và không có bất kỳ hậu quả lâu dài nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể mất từ 2 đến 3 tuần hoặc hơn để khỏi. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn thế, bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị đau mắt đỏ
- Rửa mắt, giữ vệ sinh mắt sạch sẽ. Về thuốc nhỏ mắt sử dụng trong bệnh đau mắt đỏ, người mắc bệnh có thể dùng nước muối sinh lý (natri clorua 0,9%) hoặc nước cất để rửa mắt.
- Chườm lạnh bằng cách đắp một chiếc khăn ướt, mát lên mắt trong các trường hợp mắt phù nề sưng tấy đỏ. Những người bị viêm kết mạc đang hoạt động có thể sử dụng kính bảo hộ tối màu để giúp giảm chứng sợ ánh sáng và ngăn ngừa việc chạm vào mắt thường xuyên.
Lời khuyên phòng tránh lây nhiễm đau mắt đỏ
Đau mắt đó rất dễ lây từ người sang người. Hãy làm theo những lời khuyên này để không lây nhiễm cho người khác hoặc lây nhiễm cho chính mình.
- Sử dụng khăn hoặc khăn giấy sạch mỗi lần lau mặt và mắt.
- Dùng khăn mặt riêng.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng, nhất là trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi ho, hắt hơi.
- Cố gắng không chạm tay vào mắt. Nếu chạm, hãy rửa tay ngay lập tức.
- Không trang điểm mắt khi mắt đang bị nhiễm trùng.
- Không nên đeo kính áp tròng cho đến khi hết viêm kết mạc.
https://hcdc.vn/public/img/02bf8460bf0d6384849ca010eda38cf8e9dbc4c7/images/mod1/images/dau-mat-do-huong-dan-cham-soc-khi-mac-benh/images/9EBA1B3F-BFFA-4FE9-96F8-6A76C3AFC9B4.png

Những điều không nên làm khi bị đau mắt đỏ
- Không giữ vệ sinh mắt và vệ sinh cá nhân.
- Tự ý sử dụng thuốc nhỏ có chứa corticoid hay những thuốc chưa rõ thành phần vào mắt. Điều này không những không có tác dụng mà còn làm tổn thương nặng hơn, kéo dài thời gian bệnh và lây lan của bệnh, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
- Khi thấy đau ở mắt hoặc có vấn đề khi nhìn.
- Khi thấy nhạy cảm với ánh sáng (thấy khó chịu khi nhìn vào nguồn ánh sáng mạnh).
- Khi triệu chứng kéo dài cả tuần hoặc hơn, hoặc triệu chứng không bớt mà ngày càng tệ.
- Khi mắt ra rất nhiều mủ hoặc ghèn.
- Khi bạn có triệu chứng khác của nhiễm trùng như sốt hoặc đau nhức người.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

32/2020/TTBGDĐT

Điều lệ trường phổ thông

lượt xem: 1956 | lượt tải:0

3280/BGDĐT-GDTrH

Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH về điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT

lượt xem: 1363 | lượt tải:0

26/2020/TT-BGDĐT

Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung Thông tư 58

lượt xem: 1992 | lượt tải:0
Danh sách thành viên
giangtran
Ngày đăng ký: 05/10/2021
trangiang
Ngày đăng ký: 02/12/2020
dinhmen
Ngày đăng ký: 30/08/2018
8A8MD2
Ngày đăng ký: 05/05/2019
phanha
Ngày đăng ký: 18/03/2019
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay3,158
  • Tháng hiện tại25,822
  • Tổng lượt truy cập3,352,495
EduNet
GD Điện tử
Sở DG&ĐT
Network and partners
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây