Những cách phòng tránh chó cắn hiệu quả nhất

Thứ tư - 08/02/2023 01:49
Những cách phòng tránh chó cắn hiệu quả nhất
          Chó là loài động vật đã thuần hóa và được xem là “người bạn thân thiết nhất của con người”. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta bị chúng tấn công. Vậy bạn nên làm gì để có cách ứng phó đúng và sau khi bị chó tấn công.

Ngăn chặn cuộc tấn công của chó
Đừng hoảng loạn. Nếu bạn trở nên kích động và bỏ chạy hoặc kêu thét lên, có thể bạn khiến con chó càng liều lĩnh tấn công, hoặc tệ hơn là khiến bạn trở thành mối đe dọa của nó.
Giữ tư thế cứng và bất động. Khi con chó tiến đến, bạn hãy đứng yên, hai tay để hai bên, tư thế giống như một cái cây, và nhìn lảng đi chỗ khác. Trong nhiều trường hợp, con chó sẽ mất hứng thú và bỏ đi nếu bạn phớt lờ nó.
Không cố bỏ chạy. Hành động bỏ chạy có thể đánh thức bản năng săn mồi của chó. Nó có thể hung hãn đuổi theo bạn dù thoạt đầu chỉ định vui đùa. Hơn nữa, bạn không thể chạy nhanh hơn chó nếu đang chạy bộ. Thậm chí nhiều con chó có thể đuổi kịp ngay cả khi bạn đi xe đạp.
Đề phòng
Nếu con chó vẫn tỏ ra hung hãn, đồng thời thái độ phớt lờ hoặc xoa dịu không có hiệu quả, bạn phải đối mặt với nó và nghiêm khắc ra lệnh cho nó rút lui.
Chống trả khi chó tấn công. Nếu con chó bắt đầu cắn bạn, bạn phải tự vệ. Đánh hoặc đá vào cổ họng, mũi và gáy của chó làm nó choáng và bạn có thời gian chạy thoát.
Lợi dụng sức nặng của bạn. Dùng toàn bộ trọng lượng cơ thể đè lên con vật, đặc biệt dùng những điểm cứng như đầu gối và khuỷu tay ấn mạnh xuống.
Xử lý
Nếu bị chó cắn, bạn cần đảm bảo chăm sóc các vết thương ngay lập tức, vì thậm chí chỉ một vết cắn nhẹ cũng có thể gây nhiễm trùng. Thực hiện thủ thuật sơ cấp cứu cho vết cắn do chó tấn công.
- Nhẹ nhàng ép lên vết thương để cầm máu. Dùng mảnh vải sạch hoặc băng gạc vô trùng. Nếu vết thương chảy máu nghiêm trọng hoặc không cầm máu được sau khi đã được ép nhiều phút, bạn cần tìm sự chăm sóc y tế.
- Rửa kỹ vết thương. Dùng nước ấm và xà phòng để nhẹ nhàng rửa sạch vết thương.
- Băng vết thương. Dùng băng y tế cá nhân (cho mọi vết đứt nhỏ) hoặc băng gạc vô trùng cho các vết rách lớn.
- Xem xét kỹ các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, ấm, mềm hơn hoặc rỉ mủ. Đến bác sĩ nếu có bất cứ triệu chứng nào xuất hiện.
Phải xác định con chó tấn công bạn có bị bệnh dại hoặc có tiền sử hung hãn không. Gọi cho nhà chức trách ngay sau khi chó tấn công để ngăn chặn con chó đó khỏi làm hại thêm người khác, hơn nữa nó cũng được kiểm tra bệnh dịch.
Nếu bạn bị cắn bởi chó lang thang, chó được xác định có bệnh dại, hoặc chó chảy dãi, thì bạn bắt buộc phải đến bác sĩ ngay lập tức để điều trị phòng ngừa bệnh dại.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

32/2020/TTBGDĐT

Điều lệ trường phổ thông

lượt xem: 2449 | lượt tải:0

3280/BGDĐT-GDTrH

Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH về điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT

lượt xem: 1813 | lượt tải:0

26/2020/TT-BGDĐT

Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung Thông tư 58

lượt xem: 2832 | lượt tải:0
Danh sách thành viên
giangtran
Ngày đăng ký: 05/10/2021
trangiang
Ngày đăng ký: 02/12/2020
dinhmen
Ngày đăng ký: 30/08/2018
8A8MD2
Ngày đăng ký: 05/05/2019
phanha
Ngày đăng ký: 18/03/2019
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay3,058
  • Tháng hiện tại66,225
  • Tổng lượt truy cập4,228,915
EduNet
GD Điện tử
Sở DG&ĐT
Network and partners
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây