XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU THEO NGUYÊN TẮC SMART

Chủ nhật - 10/10/2021 06:25

       Có quá nhiều mục tiêu bạn mong muốn đạt được trong công việc, học tập nhưng cũng có quá nhiều điều cản trở bạn thực hiện chúng. Ứng dụng nguyên tắc SMART trong việc đặt mục tiêu cho công việc, học tập giúp bạn dễ dàng thực hiện chúng để hoàn thiện bản thân và hạnh phúc hơn trong công việc mỗi ngày. Hãy cùng tìm hiểu và lập kế theo theo nguyên tắc SMART ngay từ hôm nay nhé!

         S.M.A.R.T – “Thông minh” là một trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả lập mục tiêu thực tế và khoa học.
        1. Tại sao lập mục tiêu cần dựa trên nguyên tắc S.M.A.R.T?
Đặt ra mục tiêu sẽ trở thành một vũ khí bí mật của bạn trong cuộc chiến chống lại sự trì hoãn. Mục tiêu theo S.M.A.R.T sẽ giúp bạn:
  • Có được mục tiêu rõ ràng, chi tiết cụ thể
  • Mục tiêu đặt ra là thực tế để thực hiện được chứ không là ảo tưởng
  • Có thời gian rõ ràng để thúc đẩy bạn hành động
  • Biết đâu là việc quan trọng dành cho bạn
  • Giúp bạn không còn loay hoay với công việc bất kỳ nào đó
  • Bạn sẽ hành động bởi bạn biết nó phù hợp với kế hoạch dài hạn đến mức nào.
       2. Vậy cụ thể S.M.A.R.T là gì?
  • S – SPECIFIC: Cụ thể, dễ hiểu, rõ ràng
      Câu hỏi để bạn có thể tự hỏi để đặt mục tiêu rõ ràng:
  • What: Chính xác bạn muốn làm điều gì?
  • Why: Tại sao bạn muốn làm điều đó?
  • Where: Bạn muốn làm điều đó ở đâu?
  • When: Bạn sẽ làm điều đó khi nào?
  • With Whom: Bạn sẽ làm điều đó với ai?
  • How: Bạn sẽ làm điều đó như thế nào?
  • M – MEASURABLE: Đo lường được
      Có con số cụ thể để bạn có thể đánh giá được kết quả của nó:
  • Thời gian bao lâu?
  • Chi phí thế nào?
  • Cần bao nhiêu người?
  • A – ACHIEVABLE: Khả thi, có thể đạt được
      Công việc phải nằm trong khả năng của bạn - nhưng có thử thách để “nâng cao khả năng” của bạn
  • R – REALISTIC: Thực tế
      Mỗi mục tiêu đều phải hướng tới một mục tiêu - mục đích chung- Liên quan đến tầm nhìn chung- đó là liên quan đến mục tiêu dài hạn của bạn.
  • T – TIMELY: Thời gian hoàn thành
       Đặt ra những thời gian, thời hạn cụ thể cho từng mục tiêu- bạn hãy giới hạn cho mục tiêu của mình trong thời gian là bao lâu.
 
Tác giả: Nguyễn Thị Ái


 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Ái

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

32/2020/TTBGDĐT

Điều lệ trường phổ thông

lượt xem: 2442 | lượt tải:0

3280/BGDĐT-GDTrH

Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH về điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT

lượt xem: 1806 | lượt tải:0

26/2020/TT-BGDĐT

Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung Thông tư 58

lượt xem: 2803 | lượt tải:0
Danh sách thành viên
giangtran
Ngày đăng ký: 05/10/2021
trangiang
Ngày đăng ký: 02/12/2020
dinhmen
Ngày đăng ký: 30/08/2018
8A8MD2
Ngày đăng ký: 05/05/2019
phanha
Ngày đăng ký: 18/03/2019
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập24
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay4,581
  • Tháng hiện tại40,973
  • Tổng lượt truy cập4,203,663
EduNet
GD Điện tử
Sở DG&ĐT
Network and partners
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây