PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC STEM TRONG MÔN SINH HỌC

Thứ năm - 10/12/2020 00:53
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC STEM TRONG MÔN SINH HỌC
            Thực hiện kế hoạch năm học 2020 – 2021 của Trường THCS Mai Dịch, 14h40 ngày 9/12, cô giáo Phùng Thị Hải Huyền - Giáo viên môn Sinh học thuộc tổ Tự nhiên 2 đã tổ chức buổi báo cáo kết quả thực hiện dự án dạy học theo định hướng giáo dục STEM với chủ đề “Con đường vận chuyển nước trong cây”.
             Đến dự có đại diện Ban giám hiệu, các thầy cô giáo tổ Tự nhiên 2.
           Trước buổi học, giáo viên đã làm việc, giao nhiệm vụ cho học sinh dựa vào các kiến thức đã học trong 3 chủ đề Rễ, Thân, Lá để thiết kế mô hình “Con đường vận chuyển nước trong cây” từ các vật liệu dễ tìm trong cuộc sống và có thể tái chế với mong muốn tuyên truyền học sinh bảo vệ cây xanh và bảo vệ môi trường.
Học sinh nghiên cứu kiến thức để thiết kế mô hình
Học sinh nghiên cứu kiến thức để thiết kế mô hình
           Trong buổi học, học sinh tiến hành trưng bày và thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình. Sau đó, cả lớp sẽ chia thành 4 nhóm, dưới sự hướng dẫn của giáo viên tham gia vào các hoạt động thực hành của dự án để tìm hiểu kiến thức mới.
Mô hình các nhóm thiết kế
Mô hình các nhóm thiết kế
Mô hình các nhóm thiết kế
Học sinh hoạt động nhóm hình thành kiến thức mới
            Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực, theo định hướng giáo dục STEM, ngoài thiết kế bài giảng sáng tạo, khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu khoa học và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Trong phần luyện tập, cô Huyền còn sử dụng phần mềm Plickers để kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu bài học của HS.
Sử dụng Plickers trong hoạt động luyện tập
Sử dụng Plickers trong hoạt động luyện tập
Học sinh hào hứng tham gia hoạt động học tập



         Qua tiết học, học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức mới, khuyến khích các em vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và phát huy năng lực học tập tích cực như: kỹ năng làm việc nhóm, khả năng phân tích, tổng hợp…Việc vận dụng phương pháp giáo dục STEM vào nhiều môn học, tạo ra sản phẩm cụ thể, qua đó giúp học sinh liên hệ kiến thức học được trong nhà trường áp dụng vào cuộc sống, đồng thời phát triển các kỹ năng, phương pháp làm việc nhóm là một trong những cách phát triển toàn diện giáo dục. 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

32/2020/TTBGDĐT

Điều lệ trường phổ thông

lượt xem: 1812 | lượt tải:0

3280/BGDĐT-GDTrH

Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH về điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT

lượt xem: 1241 | lượt tải:0

26/2020/TT-BGDĐT

Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung Thông tư 58

lượt xem: 1796 | lượt tải:0
Danh sách thành viên
giangtran
Ngày đăng ký: 05/10/2021
trangiang
Ngày đăng ký: 02/12/2020
dinhmen
Ngày đăng ký: 30/08/2018
8A8MD2
Ngày đăng ký: 05/05/2019
phanha
Ngày đăng ký: 18/03/2019
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay4,165
  • Tháng hiện tại101,075
  • Tổng lượt truy cập3,080,380
EduNet
GD Điện tử
Sở DG&ĐT
Network and partners
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây