ĐỂ VIỆC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN THỰC SỰ HIỆU QUẢ

Thứ tư - 01/04/2020 06:40
Việc cả giáo viên và học sinh sẽ gặp khó khăn trong thời gian đầu tiếp cận với hình thức dạy và học trực tuyến sẽ không thể tránh khỏi.Tuy nhiên nếu cả giáo viên và học sinh nắm rõ được mục tiêu và kế hoạch học tập cụ thể thì việc dạy và học trực tuyến sẽ được khắc phục nhanh chóng.Đặc biệt hơn việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy trực tuyến trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang lan rộng càng thể hiện rõ ưu thế của việc dạy và học trực tuyến.
Giáo dục thời đại 4.0
Giáo dục thời đại 4.0
1. Vượt qua được hạn chế về sử dụng công nghệ thông tin
Không có sự khác nhau về mục đích của việc dạy học truyền thống và dạy học trực tuyến. Sự khác nhau nằm ở công cụ và môi trường để giáo viên và học sinh tương tác. Giáo viên và học sinh đều có thể  đạt được mục tiêu dạy và học hiệu quả khi khắc phục những hạn chế về sử dụng các thiết bị thông minh (máy tính, điện thoại thông minh), mạng Internet.
Giáo viên nên tận dụng triệt để lợi thể khả năng xử lý số liệu, khả năng triển khai bài dạy trên diện rộng cũng như hướng dẫn học sinh trong các lớp học trực tuyến làm quen và sử dụng các ứng dụng trực tuyến phù hợp với nội dung dạy và học. Mặc dù phương pháp dạy học trực tuyến thiếu tự nhiên do quá trình dạy và học diễn ra gián tiếp thông qua các thiết bị về âm thanh và hình ảnh nhưng nhờ vào tốc độ của thiết bị thông minh cá nhân cũng như hạ tầng Internet đã và đang giúp việc học trực tuyến trở nên thân thiện, gần gũi với cả giáo viên và học sinh hơn.

Việc giáo viên chủ động tham gia các diễn đàn, các nhóm cộng động giáo dục cũng như tinh thần chủ động, học tập không ngừng đã giúp quá trình giảng dạy trực tuyến ngày càng đạt hiệu quả thiết thực, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát ở khắp nơi trên thế giới.
2. Quản lý, lưu trữ nội dung giảng dạy
Để tránh tình trạng học sinh bị xao nhãng do tiết học diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian dài, giáo viên giảng dạy trực tuyến nên ghi lại bài dạy để học sinh có thể xem lại bài giảng khi cần. Các bài giảng được lưu trữ này cũng cần được sắp xếp một cách khoa học và bài bản. Hiện nay có nhiều công cụ lưu trữ trực tuyến tốt như: google drive, google classroom, skype classroom, v.v.

Ngoài việc quản lý, lưu trữ nội dung trực tuyến, giáo viên có thể phối hợp cùng phụ huynh học sinh thông qua các nhóm lớp Zalo, Facebook, Viber, để hiệu quả quản lý lớp học đạt kết quả tốt nhất.
3. Người học cần xác định mục tiêu rõ ràng
Giáo viên nên giúp đỡ, hướng dẫn học sinh xác định mục tiêu của việc học tập trực tuyến một cách rõ ràng và nhất quán. Do học sinh phải chuyển sang một môi trường học mới nên giáo viên cũng cần có định hướng tâm lý, công cụ, phương pháp phù hợp.
Từ mục tiêu học tập của từng môn, giáo viên cần trao đổi, tiếp nhận thông tin từ học sinh và phụ huynh để nắm bắt hiệu quả của việc học. Các giáo viên cần trao đổi, học hỏi kinh nghiệm để dần hoàn thiện hệ thống dạy học trực tuyến.
Mặc dù cả giáo viên và học sinh xác định mục tiêu học tập trực tuyến nhưng trong quá trình giảng dạy sẽ xuất hiện những trục trặc kỹ thuật. Tuy nhiên do học sinh đã xác định được mục tiêu học tập nên sẽ chủ động và tích cực phản hồi, trao đổi với giáo viên để kiên trì đạt được mục tiêu học tập đã đề ra.
4. Sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến phù hợp

Các nhà trường cần có sự lựa chọn nền tảng học tập trực tuyến phù hợp với nhu cầu dạy và học cũng như những đặc thù của nhà trường. Mỗi một nền tảng sẽ có tính ưu việt riêng nên bản thân giáo viên giảng dạy cần có thời gian để trải nghiệm và đánh giá các nền tảng này trước khi áp dụng vào thực tế giảng dạy tại nhà trường. Hiện nay có rất nhiều các nền tảng phục vụ việc dạy và học trực tuyến như Googel classroom, Zoom, Microsoft teams,v.v. Đa số các ứng dụng dạy và học trực tuyến thường xuyên cập nhật tính năng, cải thiện hiệu suất làm việc.
Các nhà trường cũng nên thực hiện việc triển khai sử dụng các ứng dụng dạy học trực tuyến trên số lượng học sinh nhỏ sau đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh và thực hiện với quy mô học sinh lớn hơn.
5. Luôn cập nhật xu thế công nghệ, nâng cao nghiệp vụ.

Xu thế sử dụng các ứng dụng của công nghệ thông tin trong thời đại số 4.0 đang ngày càng cấp thiết, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục khi mà diễn biến của dịch bệnh Covid-19 ngày càng khó lường. Do vậy, các nhà quản lý giáo dục, các giáo viên trực tiếp giảng dạy cần tự trang bị cho mình những kiến thức, tiến bộ, hình thức giảng dạy mới, tiên tiến và cập nhật hơn để luôn đảm bảo việc dạy và học hội nhập xu thế cũng như đạt hiệu quả cao nhất.
 

Tác giả bài viết: Mr. Lee

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

32/2020/TTBGDĐT

Điều lệ trường phổ thông

lượt xem: 2359 | lượt tải:0

3280/BGDĐT-GDTrH

Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH về điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT

lượt xem: 1734 | lượt tải:0

26/2020/TT-BGDĐT

Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung Thông tư 58

lượt xem: 2639 | lượt tải:0
Danh sách thành viên
giangtran
Ngày đăng ký: 05/10/2021
trangiang
Ngày đăng ký: 02/12/2020
dinhmen
Ngày đăng ký: 30/08/2018
8A8MD2
Ngày đăng ký: 05/05/2019
phanha
Ngày đăng ký: 18/03/2019
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay4,538
  • Tháng hiện tại82,783
  • Tổng lượt truy cập4,086,498
EduNet
GD Điện tử
Sở DG&ĐT
Network and partners
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây