Sau đây là những nội quy trong trường học ở Nhật Bản khiến cho mọi người ngạc nhiên nhất.
1. Ở Nhật Bản, bậc tiểu học bao gồm 6 năm thay vì 5 năm như những nước khác. Các lớp học sẽ được xáo trộn mỗi năm, giáo viên thay đổi địa điểm để học sinh có cơ hội gặp những bạn bè mới.
2. Trong 6 năm, trẻ em sẽ đeo một chiếc cặp duy nhất có tên randoseru. Trong một số trường hợp, bé gái sẽ mang cặp đỏ, bé trai mang cặp đen. Nhưng quy tắc màu sắc này không phải ở đâu cũng giống nhau.
3. Người dân địa phương cho biết, nhiều học sinh lớp 1 đội mũ vàng để những người xung quanh có thể nhận biết từ xa.
4. Ở một số trường học, học sinh phải chịu trách nhiệm về sự sạch sẽ của lớp học mình. Sau khi học xong, mỗi lớp sẽ tự dọn dẹp, mỗi em học sinh sẽ được phân công làm việc khác nhau.
5. Khi vào trường, trẻ sẽ để giày của mình trong tủ riêng và đi uwabaki – một loại dép màu trắng đặc biệt, không phân biệt tuổi tác hay giới tính.
6. Nếu phụ huynh đến trường, họ cần cởi bỏ giày dép của mình bên ngoài, không mang dép trong nhà.
7. Sau lớp 6, học sinh sẽ chuyển sang học cấp 2 kéo dài 3 năm. Ở giai đoạn này, hầu hết học sinh đều bắt đầu mặc đồng phục bắt buộc.
8. Nữ sinh không được mặc quần tất, ngay cả trong mùa đông có tuyết. Một số trường học yêu cầu nữ sinh chỉ mặt váy và tất đến đầu gối.
9. Hầu hết các trường học ở Nhật Bản có những quy định rất khắt khe về vẻ ngoài của học sinh. Nam sinh bị cấm cạo trọc đầu, chỉ có giáo viên mới có thể để kiểu tóc này.
10. Nhiều trường còn cấm nữ sinh trang điểm. Một số trường còn chuẩn bị sẵn nước tẩy trang, nếu giáo viên nhiên thấy một nữ sinh trang điểm, họ sẽ bắt học sinh tẩy trang ngay lập tức.
11. Gần một nửa số trường học yêu cầu nữ sinh để tóc đen, thẳng. Nếu tóc không đáp ứng được tiêu chuẩn này, nữ sinh đó cần chứng minh mình không nhuộm hay uốn tóc. Để làm được điều này, nữ sinh đó phải xuất trình giấy chứng nhận tóc thật có chữ ký của cha mẹ, cũng như các bức ảnh thời thơ ấu của mình.
12. Để vào được lớp 10, các học sinh cần phải tham gia kỳ thi tuyển sinh. Lịch học của một học sinh cấp 3 bao gồm các môn học bắt buộc và tùy chọn. Phần bắt buộc bao gồm một khoá học về nữ công gia chánh kéo dài 1 năm, nhằm giúp các em có sự chuẩn bị cho cuộc sống gia đình sau này. Học sinh cần biết nấu ăn, quản lý chi tiêu và thảo luận về tầm quan trọng của gia đình.
13.Các môn học tùy chọn đôi khi bao gồm đánh bắt cá và nông nghiệp. Ngoài các lớp học bắt buộc, gần một nửa số học sinh cấp 3 tham gia các khóa học dự bị để sẵn sàng cho các kỳ thi tuyển sinh đại học.
14. Hầu hết các trường học đều tổ chức cuộc họp toàn trường vào buổi sáng hằng tháng và hiệu trưởng là người phát biểu. Trước đây, học sinh lắng nghe bài nói chuyện với tư thế đứng, nhưng bây giờ có thể ngồi trên sàn.
15. Một số giáo viên Nhật Bản không chỉ đánh giá kiến thức môn học mà còn theo dõi học sinh có ghi chép bài hiệu quả hay không.
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn