CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN "TƯ DUY THỜI ĐẠI SỐ" - KỸ NĂNG CÔNG DÂN SỐ

Thứ sáu - 27/12/2019 08:02
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN "TƯ DUY THỜI ĐẠI SỐ" - KỸ NĂNG CÔNG DÂN SỐ
          Sáng 27/12/2019, tại sân trường THCS Mai Dịch diễn ra buổi nói chuyện “Bạn với tư cách công dân số” do Vietnet- ICT phối hợp cùng với Facebook triển khai. Buổi nói chuyện nhằm cung cấp tài liệu đào tạo mở rộng, trang bị các kỹ năng cho học sinh tham gia môi trường mạng và xây dựng cộng đồng dân số có trách nhiệm.
Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hà - Phó hiệu trưởng nhà trường
trao đổi đầu chương trình.
 
Cô giáo Nguyễn Thị Minh Quyên - Bí thư Chi bộ, hiệu trưởng nhà trường
nhận quà của chương trình.
           Buổi nói chuyện tổ chức dưới hình thức tương tác, xây dựng tình huống thực tế xoay quanh các chủ đề về công dân số, xây dựng tư duy tích cực trong giao tiếp trực tuyến.


           
Thông qua việc tái hiện các tình huống tương tác trên mạng xã hội, chương trình giúp học sinh nhận ra chân dung kẻ bắt nạt, kẻ lợi dụng, kẻ lừa đảo ẩn sau bàn phím. Đồng thời, hướng dẫn các em cách phòng tránh những nguy hiểm khi tham gia mạng xã hội như: không kết bạn người lạ, giữ thông tin cá nhân chế độ riêng tư, sử dụng các công cụ hỗ trợ của trang mạng xã hội để chặn, huỷ kết bạn, báo cáo nội dung không hợp lý. Với 7 cách đơn giản an toàn trên facebook: Luôn là bản sao của chính mình, xác định bạn bè của mình, biết người xem của mình là ai, kĩ năng đặt mật khẩu đủ mạnh, đăng nhập và đăng xuất an toàn, báo cáo nội dung vi phạm, thường xuyên kiểm tra cài đặt quyền riêng tư và cài đặt bảo mật.

          Kĩ năng được nhấn mạnh nhất trong buổi nói chuyện chính là “Tư duy phản biện”. Kỹ năng tư duy phản biện yêu cầu học sinh sử dụng khả năng lập luận - thu thập thông tin và phân tích sự việc một cách chủ động, tích cực chứ không thụ động tiếp nhận chúng. Những người có khả năng tư duy phản biện tốt thường đặt ra câu hỏi và thắc mắc một cách khắt khe trước những ý tưởng, kết luận hay giả định mới, thay vì chấp nhận chúng ngay lập tức. Họ sẽ đánh giá xem liệu ý tưởng, kết luận, giả định đó có mô tả được bức tranh toàn cảnh hay không, và chính xác, khách quan ở mức độ nào. Họ cũng phân tích và giải quyết các vấn đề một cách có hệ thống, thay vì chỉ suy nghĩ theo trực giác hay làm việc theo cảm tính.

            Buổi nói chuyện “Bạn với tư cách công dân số”  đã diễn ra hết sức vui tươi, sôi nổi bởi nội dung hấp dẫn, thiết thực cùng với sự nhiệt huyết, năng động của các anh chị báo cáo viên.

           Mong rằng, với những chia sẻ đầy thiết thực, cụ thể học sinh trường THCS Mai Dịch đã trang bị được thêm những kĩ năng cần thiết để các em tham gia môi trường mạng an toàn và có trách nhiệm.

 

Tác giả bài viết: Phan Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

32/2020/TTBGDĐT

Điều lệ trường phổ thông

lượt xem: 1902 | lượt tải:0

3280/BGDĐT-GDTrH

Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH về điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT

lượt xem: 1314 | lượt tải:0

26/2020/TT-BGDĐT

Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung Thông tư 58

lượt xem: 1921 | lượt tải:0
Danh sách thành viên
giangtran
Ngày đăng ký: 05/10/2021
trangiang
Ngày đăng ký: 02/12/2020
dinhmen
Ngày đăng ký: 30/08/2018
8A8MD2
Ngày đăng ký: 05/05/2019
phanha
Ngày đăng ký: 18/03/2019
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay7,351
  • Tháng hiện tại102,140
  • Tổng lượt truy cập3,251,817
EduNet
GD Điện tử
Sở DG&ĐT
Network and partners
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây