Cong vẹo cột sống ở trẻ: Nhận biết, nguyên nhân và phòng ngừa

Chủ nhật - 06/11/2022 20:46
Cong vẹo cột sống ngày càng được xem là một bệnh phổ biến trong độ tuổi học đường. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lâu dần sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc xương cột sống của trẻ, dần dần sẽ bị vẹo/lệch sang một bên có thể làm giảm hoặc mất khả năng lao động, học tập và sinh hoạt.
Cong vẹo cột sống ở trẻ: Nhận biết, nguyên nhân và phòng ngừa
https://www.youtube.com/watch?v=JWcSoBKLY08
https://youtu.be/tuqXB57Epts?t=49
1. Cong vẹo cột sống là gì?
Cong vẹo cột sống lưng là tình trạng các đốt sống bị cong, lệch sang một bên hoặc xoay phức tạp. Đây là bệnh lý về cột sống phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và thiếu niên từ 10-15 tuổi. Bé gái bị nhiều hơn bé trai.
2. Ai dễ bị cong vẹo cột sống?
- Những người thường xuyên có các tư thế sinh hoạt như đi đứng, nằm, ngồi… sai
- Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng.
- Trong gia đình có tiền sử người bị cong vẹo cột sống.
 3. Các dạng cong vẹo cột sống thường gặp

- Do bẩm sinh: Bị dị tật trong quá trình phát triển thai nhi. Biểu hiện thể trạng vai bị nghiêng, có vòng eo không đều, tổng thể hình dáng bị nghiêng về một bên.
- Vẹo cột sống thần kinh: Khi các dây thần kinh và cơ bắp không thể duy trì cột sống, làm ảnh hưởng đến tủy sống, não và hệ thống cơ bắp. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là sự thay đổi tư thế.
- Vẹo cột sống dính khớp: Hay gặp ở người lớn khi độ cong ngang của xương sống ở phần thắt lưng dưới tăng dần theo thời gian, độ tuổi. Biểu hiện đau nhức hoặc cứng khớp ở lưng dưới, có thể bị ngứa ran chân, đau nhức khi đi bộ, vận động.
- Vẹo cột sống triệu chứng: Đây là một dạng vẹo cột sống gây rối loạn mô liên kết. Bệnh không gây đau nhưng có thể gây khó chịu hoặc đau khi ngồi.
 4. Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống
- Đầu tiên gây ra chứng cong vẹo cột sống là nguyên nhân tự phát. Đa số các bé đều có nguy cơ bị bệnh do phải mang cặp sách quá nặng khiến vai bị lệch, bàn ghế ánh sáng không đạt chuẩn dẫn đến việc sai tư thế ngồi trong thời gian dài.
- Tiếp đó do di truyền: Nhiều bé bị cong vẹo bẩm sinh do nhiều yếu tố tác động khi người mẹ mang thai, thai nhi phát triển nhanh không thích ứng kịp với cơ thể của mẹ cũng là một yếu tố nguy cơ khiến cột sống của trẻ bị chèn ép, cong vẹo.
- Do các bệnh lý cơ, thần kinh, suy dinh dưỡng khiến cột sống có thể phát triển không bình thường.
- Do tật bàn chân bẹt: Là tình trạng bàn chân không có vòm hay lõm làm chân bị xoay đổ vào trong. Khi bàn chân bị bẹt trọng lượng cơ thể phân tán không đều có thể khiến xương cẳng chân của trẻ bị xoay khi đi xoay lại dẫn đến đau, viêm các khớp, thậm chí bị thoái hóa khớp gối dần dần dẫn đến chứng cong vẹo cột sống.
Ngoài ra cũng nhiều trường hợp trẻ em bị bệnh do người lớn cho trẻ tập đứng, ngồi và tập đi quá sớm.
 5. Triệu chứng bệnh vẹo cột sống
Quan sát những triệu chứng lâm sàng để nhận biết bệnh cong vẹo cột sống:
- Bả vai: Nhìn thấy hai bên bả vai có sự chênh lệch rõ rệt
- Phần hông: Nhìn rõ có sự chênh lệch thấp cao, xương sườn nhô hằn ra ngoài da ở một bên.
- Tổng thể lưng nhìn từ phía sau: Vẹo cột sống làm cho cột sống không theo đường thẳng mà có những đoạn cong bất thường, làm các đốt sống gồ cao, xoáy vặn, hình ảnh eo không đều…
- Mất cân đối hình dáng cơ thể: cơ thể có thể bị nghiêng hẳn về một bên.
- Hai chân không bằng nhau, thường phải đi nghiêng về một phía.
Khi bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng kèm theo như: Đau lưng, thắt lưng; chân bị tê đau hoặc có thể bị yếu đi; khó đứng thẳng, thậm chí rối loạn chức năng bàng quang, ruột…
 6. Những biến chứng nguy hiểm của cong vẹo cột sống
Cần quan sát, phát hiện sớm những dấu hiệu của cong vẹo cột sống để có phương án xử trí tránh để bệnh nặng hơn gây ra rất nhiều biến chứng cho người bệnh như:
- Tổn thương phổi và tim
Đa số các trường hợp cong vẹo cột sống nghiêm trọng, khi khung xương sườn biến dạng có thể đè lên phổi và tim gây tổn thương. Khi lồng ngực ép vào phổi, sẽ làm người bệnh thấy khó thở hơn bình thường. Bên cạnh đó nếu lồng ngực ép vào tim sẽ cản trở và ảnh hưởng đến việc bơm máu của tim. Do vậy người bệnh rất dễ bị suy tim và các vấn đề về phổi khi bị chứng vẹo cột sống nghiêm trọng.
- Tổn thương về tâm lý
Khi cong vẹo cột sống nặng dẫn đến các biến dạng về khung xương (eo, hông và vai bị lệch), dáng người có thể bất thường lệch sang một bên khiến người bệnh mặc cảm và tự ti về ngoại hình của mình.
- Đau lưng, viêm khớp khi lớn tuổi
Những người bị cong vẹo cột sống khi còn nhỏ có nhiều khả năng bị đau lưng, viêm khớp mãn tính khi lớn tuổi gây ra rất nhiều vấn đề khó chịu đau đớn và ảnh hưởng không ít đến chất lượng sống, sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
 7. Các biện pháp chẩn đoán vẹo cột sống
Bên cạnh những triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh, bác sĩ cần thực hiện các phương pháp sau:
- Khám lâm sàng: Quan sát để xác định mức độ vẹo, độ mềm dẻo của cột sống để cân nhắc các phương án điều trị
- Cận lâm sàng:
  • Chỉ định chụp Xquang để đánh giá hiện trạng các đốt sống và cột sống.
  • Dùng phương pháp Cobb để đo độ vẹo của cột sống;
  • Chụp cộng hưởng từ để đánh giá các mô mềm như đĩa đệm, thần kinh, tủy sống…;
  • Chụp cắt lớp vi tính giúp thấy được hình ảnh xương và cấu trúc bên trong cột sống một cách chân thực;
  • Diện chẩn kiểm tra sự dẫn truyền của các dây thần kinh và tủy sống của bệnh nhân.
Khi xuất hiện các dấu hiệu vẹo cột sống, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ không nên tự ý điều trị hoặc nghe chữa mẹo tại nhà mà ngay lập tức đưa trẻ hoặc người bệnh đến khám chuyên khoa cơ xương khớp để từ đó xác định đúng nguyên nhân và có giải pháp chữa trị bệnh phù hợp và kịp thời.

Đưa trẻ đi khám để được phát hiện và điều trị sớm bệnh cong vẹo cột sống.
 8. Các biện pháp phòng ngừa cong vẹo cột sống
- Nhà trường và gia đình cần trang bị bàn ghế ngồi học cho trẻ em, thanh thiếu niên có kích cỡ phù hợp tránh những tư thế ngồi không đúng ảnh hưởng xấu đến cột sống đang trong quá trình phát triển của trẻ.
- Nơi học tập, đọc sách phải đủ ánh sáng. Học sinh không được mang cặp quá nặng, trọng lượng sách vở không nên vượt quá 10% trọng lượng cơ thể của trẻ. Không được xách cặp hoặc đeo cặp một bên vai…
- Hướng dẫn đảm bảo trẻ ngồi học, nằm ngủ đúng tư thế
- Cần xây dựng cho trẻ có chế độ học tập và sinh hoạt hợp lý. Không nên để trẻ ngồi học, xem ti vi quá lâu, giữa các giờ học trẻ nên có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Cần rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đa dạng các loại thực phẩm có nhiều canxi và vitamin D.
Vẹo cột sống là bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên bệnh hay gặp ở tuổi thiếu nhi và thanh thiếu nhi. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm khi trẻ đang trong độ tuổi phát triển sẽ gặp nhiều thuận lợi. Vì vậy, để ngăn chặn chứng cong vẹo cột sống trẻ em nên được thường xuyên khám và kiểm tra tổng quát 6 tháng 1 lần để đảm bảo cột sống phát triển bình thường.
Nguồn tin : suckhoedoisong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

32/2020/TTBGDĐT

Điều lệ trường phổ thông

lượt xem: 1906 | lượt tải:0

3280/BGDĐT-GDTrH

Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH về điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT

lượt xem: 1316 | lượt tải:0

26/2020/TT-BGDĐT

Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung Thông tư 58

lượt xem: 1925 | lượt tải:0
Danh sách thành viên
giangtran
Ngày đăng ký: 05/10/2021
trangiang
Ngày đăng ký: 02/12/2020
dinhmen
Ngày đăng ký: 30/08/2018
8A8MD2
Ngày đăng ký: 05/05/2019
phanha
Ngày đăng ký: 18/03/2019
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay5,512
  • Tháng hiện tại110,195
  • Tổng lượt truy cập3,259,872
EduNet
GD Điện tử
Sở DG&ĐT
Network and partners
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây