Chuyên đề sử dụng SHub classroom vào nâng cao hiệu quả ôn thi vào lớp 10

Chủ nhật - 16/10/2022 21:28
Chiều ngày 13 tháng 10 năm 2022, cô giáo Nguyễn Ngọc Phương Anh – Giáo viên Tiếng Anh tổ Ngoại Ngữ đã thực hiện chuyên đề. Buổi chuyên đề đã diễn ra sôi nổi với sự chia sẻ nhiệt tình về sử dụng ứng dụng Shub cho học sinh làm bài tập cũng như cách quản lý lớp trên SHub của tất cả các thành viên trong tổ Ngoại Ngữ.
Ứng dụng Shub classroom
Ứng dụng Shub classroom
Ngay từ những ngày đầu năm học tổ ngoại ngữ trường THCS Mai Dịch đã liên tục tổ chức các chuyên đề nhằm bồi dưỡng chuyên môn cho các giáo viên trong tổ đặc biệt là giáo viên trẻ và giáo viên dạy khối mới. Một trong những chuyên đề đó là “ỨNG DỤNG SHUB CLASSROOM VÀO GIÁM SÁT QUÁ TRÌNH TỰ HỌC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH 9”- một nội dung rất quan trọng và có vai trò quyết định kết quả ôn thi vào 10 của các con học sinh lớp 9.
             Chiều ngày 13 tháng 10 năm 2022, cô giáo Nguyễn Ngọc Phương Anh – Giáo viên Tiếng Anh tổ Ngoại Ngữ đã thực hiện chuyên đề. Buổi chuyên đề đã diễn ra sôi nổi với sự chia sẻ nhiệt tình về sử dụng ứng dụng Shub cho học sinh làm bài tập cũng như cách quản lý lớp trên Shub của tất cả các thành viên trong tổ Ngoại Ngữ.

Nội dung chuyên đề
SHub Classroom là ứng dụng do nhóm sinh viên khởi nghiệp Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM tập trung nghiên cứu và phát triển. Ý tưởng thực hiện SHub Classroom đến từ trải nghiệm thời học phổ thông chịu áp lực quá lớn.
            Sau bốn tháng, SHub Classroom đạt 100.000 người dùng, lọt top 4 ứng dụng giáo dục thịnh hành trên Google Play. Ứng dụng đã đạt giải thưởng cao nhất 100 triệu đồng của chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục" 2019.
            SHub Classroom có những ưu điểm vượt trội như dễ dàng sử dụng, nhiều tiện ích, tăng cường sự tương tác giữa GV-HS và tăng đáng kể sự tự giác của HS.


Giao diện Shub classroom
Thứ nhất, đối với giáo viên và học sinh việc sử dụng Shub khá dễ dàng.
  • Với giáo viên, thông qua ứng dụng này, giáo viên sẽ quản lí được số lượng học sinh tham gia, giao bài tập, thu vở ghi, kiểm soát kết quả điểm của từng học sinh và có đánh giá tổng quan mức điểm trung bình đạt được của từng bài tập.
  • Với học sinh, ứng dụng SHub Classroom có thể lưu trữ một khối lượng bài tập không giới hạn, được chia thành nhiều thư mục khác nhau, kết quả được hiển thị sau khi kết thúc bài tập và học sinh có thể xem trực tiếp những câu trả lời sai hoặc đúng của mình. Nhờ đó, người học được chủ động học tập và sẽ tăng sự hứng thú đối với mỗi cá nhân người học.
  • Giáo viên có thể tạo một đề kiểm tra hoặc bài tập trên đó chỉ với 3 thao tác: tạo lớp học, tạo bài tập và hoàn tất. Còn người học, chỉ cần nhấp vào link đường dẫn đến lớp học do giáo viên tạo, nhập mã lớp và mã bảo vệ  do giáo viên cung cấp là có thể vào và làm bài tập, sau khi làm xong sẽ có kết quả luôn và xem được đáp án đúng sai. Đây chính là ưu điểm lớn nhất của ứng dụng SHub Classroom trong việc dạy học trực tuyến.

Thứ hai, SHub Classroom được thiết kế với nhiều tiện ích hỗ trợ GV.
  • GV có thể tạo bài tập tự luận, bài tập trắc nghiệm, bài tập dạng trộn câu trắc nghiệm, bài tập kết hợp trắc nghiệm và tự luận.
  • GV có thể lưu trữ, đăng tải toàn bộ Slide, video bài giảng vào kho lưu trữ để học sinh tham khảo sau giờ học.
  • GV trích xuất được bảng điểm chi tiết của cả lớp trong tất cả các bài tập đã giao hoặc bài tập được lựa chọn.
  • GV có thể xem kết quả điểm trung bình lớp, xem nhóm các câu hỏi HS sai nhiều để tập trung chữa và tạo đề mới gối kiến thức với các đề cũ với các câu tương tự cho HS ôn tập lại.
  • GV có thể lọc nhóm HS yếu thành 1 nhóm và giao những BT cơ bản hơn.
  • Các giáo viên tạo thảo luận trong bảng tin ở giao diện chính để thu thập ý kiến học sinh, hoặc nhắc nhở HS khi làm đề.
Thứ ba, ứng dụng SHub Classroom giúp tăng sự tương tác của GV và HS.
  • Trong hai năm học từ khi bắt đầu chuyển sang học trực tuyến, cá nhân tôi đã sử dụng ứng dụng này để dạy học và kiểm tra học sinh, bản thân nhận thấy ứng dụng này có những tương tác qua lại giữa người học và người dạy rất hiệu quả, HS đã thường xuyên nhắn hỏi cô về cách làm các câu hỏi khó, phần giải đáp chưa hiểu kĩ, vì vậy mối quan hệ GV và HS trở nên gắn bó hơn bao giờ hết.
  • Thứ tư, ứng dụng SHub Classroom giúp học sinh tăng sự tự học.
            Chính hệ thống thống kê học sinh làm bài, không làm bài, điểm số cả lớp, lời giải đáp án sau khi làm xong bài đã tạo được hứng thú và sự chủ động của người học. Các con học sinh sẽ nhận được thông báo như tin nhắn mỗi khi thầy cô giao bài tập, vì vậy HS sẽ không quên làm bài. Hơn nữa, mỗi bài kiểm tra, thầy cô luôn cho học sinh thêm 5 cơ hội để làm lại bài tập đến khi sửa được hết lỗi sai của bài làm, cũng khiến học sinh có thêm động lực để hoàn thành bài tập được giao. Qua đó, giáo viên kiểm soát được việc học sinh tham gia làm bài tập và nhắc nhở học sinh kịp thời.
            Cô Phương Anh đã hướng dẫn các thành viên trong tổ cách tạo lớp học, thêm học sinh, cách tạo bài tập cho học sinh cũng như quá trình giám sát các con làm test trên Shub.

Cô Phương Anh tận tình giới thiệu từng bước cách sử dụng SHub

Cách tạo lớp học trên Shub

                                                 Cách tạo bài kiểm tra trên SHub

Cách giảm sát quản lý học sinh làm bài trên SHub
Cuối buổi chuyên đề cô giáo Nguyễn Ngọc Phương Anh đã đưa ra các minh chứng thuyết phục về hiệu quả của Shub đối với hai lớp cô áp dụng.
 
  KS tháng
10
Tổng kết cuối
kì I
KS tháng
2
Điểm TB của HS
lớp 9A1 (52 HS)
8.7 9.1 9.0
Tỷ lệ hs đạt điểm
dưới 8.0
11,1% 7.6 % 5.4%
Điểm TB của HS
lớp 9A9 (42 HS)
6.8 7.7 7.01
Tỷ lệ hs đạt điểm
dưới 6.5
38% 24% 16%
           
Tính hiệu quả của Shub được kiểm nghiệm qua kết quả thi lớp 9A1, 9A9

         Học sinh đạt điểm trung bình cao hơn, số lượng học sinh đạt điểm dưới trung bình giảm rõ rệt. Học sinh trên lớp cũng như ở nhà đã có tinh thần tự giác cao hơn, hăng hái tham gia các hoạt động học tập.
        Qua quá trình thực nghiệm phạm các lớp nói trên, Nguyễn Ngọc Phương Anh nhận thấy chất lượng bài kiểm tra của các lớp đã được cải thiện rất nhiều.
  • 9A1: Không còn học sinh điểm mức trung bình, số lượng học sinh giỏi tăng cao, còn rất ít học sinh khá.
  • 9A9: Số lượng học sinh trung bình giảm 1 nửa so với đầu năm, số lượng học sinh khá, giỏi tăng lên nhiều.


Các thầy cô tổ ngoại ngữ tham gia chuyên đề
Sau hơn 1 giờ đồng hồ, cô giáo Nguyễn Ngọc Phương Anh đã tập huấn chia sẻ toàn bộ kinh nghiệm sử dụng Shub của bản thân cô tới các thầy cô khác trong tổ Ngoại ngữ. Chuyên đề đã kết thúc tốt đẹp, với những cảm xúc khó quên, các thành viên trong tổ Ngoại ngữ cũng ghi nhận tiết chuyên đề với tính ứng dụng và hiệu quả rất cao. Hứa hẹn trong thời gian tới, Tổ Ngoại ngữ trường THCS Mai Dịch sẽ nâng cao  hơn nữa chất lượng dạy và học của bộ môn tiếng Anh
Người viết
Nguyễn Thị Thùy Dung

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

32/2020/TTBGDĐT

Điều lệ trường phổ thông

lượt xem: 1941 | lượt tải:0

3280/BGDĐT-GDTrH

Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH về điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT

lượt xem: 1341 | lượt tải:0

26/2020/TT-BGDĐT

Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung Thông tư 58

lượt xem: 1962 | lượt tải:0
Danh sách thành viên
giangtran
Ngày đăng ký: 05/10/2021
trangiang
Ngày đăng ký: 02/12/2020
dinhmen
Ngày đăng ký: 30/08/2018
8A8MD2
Ngày đăng ký: 05/05/2019
phanha
Ngày đăng ký: 18/03/2019
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập41
  • Hôm nay5,508
  • Tháng hiện tại148,821
  • Tổng lượt truy cập3,298,498
EduNet
GD Điện tử
Sở DG&ĐT
Network and partners
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây