Bệnh sốt xuất huyết lây truyền như thế nào?

Thứ hai - 17/10/2022 22:33
Bệnh sốt xuất huyết lây truyền như thế nào?
          Ăn uống chung, dùng chung đồ dùng không làm lây truyền bệnh sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết không lây trực tiếp qua đường hô hấp hay tiếp xúc từ người sang người. Tuy nhiên, nếu sống trong vùng có người đang bị bệnh hoặc mang virus tiềm ẩn bạn có khả năng lây bệnh cao. Các bạn hãy cùng tìm hiểu việc lây truyền của bệnh sốt xuất huyết qua bài viết sau để chủ động phòng tránh nhé.
1. Bạn có thể bị lây sốt xuất huyết như thế nào?
         Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt hút máu người mắc bệnh hoặc người nhiễm vi rút Dengue không triệu chứng, sau đó lại đốt người khỏe mạnh thì sẽ truyền virus cho người lành qua vết đốt. Do đó, sốt xuất huyết có thể lây lan sang người khác qua muỗi đốt và phát triển thành dịch. Trong ổ dịch sốt xuất huyết cứ 1 trường hợp mắc bệnh điển hình thì có hàng chục trường hợp mang virus tiềm ẩn, không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng là nguồn bệnh để lây cho người khác.
Khi vào mùa dịch, bạn khó có thể chắc chắn mình không nằm trong ổ dịch hoặc người xung quanh không mang virus tiềm ẩn. Do đó, bạn luôn cần chủ động phòng bệnh cho bản thân và gia đình.
2. Đặc điểm nhận dạng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết?
           Đặc điểm nhận dạng loại muỗi Aedes là màu đen, thân và chân có những đốm trắng nên thường được gọi là muỗi vằn. Khi muỗi đốt người đang mang virus sốt xuất huyết Dengue, nó sẽ bị nhiễm virus. Virus phát triển trong con muỗi khoảng một tuần rồi truyền lên tuyến nước bọt. Sau thời gian này, muỗi đốt có khả năng truyền bệnh cho người lành.
Khi muỗi đã nhiễm virus, nó có thể truyền bệnh suốt đời. Vì vậy, chỉ một con mang mầm bệnh có thể truyền cho nhiều người. Đặc biệt, trứng của chúng có thể chịu được khô hạn hơn một năm và vẫn nở ra loăng quăng khi gặp nước. Điều đó lý giải hàng năm đều có người bệnh bị lây sốt xuất huyết.

Muỗi Aedes truyền sốt xuất huyết là màu đen, thân và chân có những đốm trắng nên thường được gọi là muỗi vằn
3. Muỗi sẽ truyền bệnh sốt xuất huyết lúc nào?
         Muỗi vằn chỉ đốt người vào ban ngày chứ không phải ban đêm. Thời kỳ cao điểm đốt người của nó là vào buổi sáng sớm và chiều tà, có thể đốt nhiều lần trong ngày nếu chưa no máu. Người dân Việt Nam thường chỉ có thói quen dùng màn vào ban đêm nên dù ban ngày ban vẫn bị muỗi vằn đốt và mắc bệnh.

        Muỗi vằn chỉ đốt người vào ban ngày nên bạn cần ngủ màn cả ban ngày để phòng sốt xuất huyết
Muỗi thường trú đậu ở các xó tối trong nhà, thích đẻ trứng ở những vật chứa nước sạch trong khu dân cư. Muỗi sốt xuất huyết sinh sôi phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20°C do đó, thời điểm trong năm bệnh sốt xuất huyết Dengue phát triển mạnh nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10. Những thời gian này, bạn cần chú ý để phòng bệnh hơn.
Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường đẻ trứng vào những dụng cụ chứa nước sạch trong nhà và khu vực quanh nhà như bể, thùng, lu, vại, thạp chứa nước sạch; chai lọ, lọ hoa, thùng bỏ không, rác thải, lốp hỏng có chứa nước đọng. Do đó, những khu vực đông dân cư có tập quán chứa nước sạch ở nhiều loại dụng cụ, nơi công trường xây dựng, khu vực đang đô thị hóa, nơi có nhiều đồ vật phế thải chứa nước mưa là những nơi rất thuận lợi cho dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát.
4. Lứa tuổi nào dễ bị lây bệnh sốt xuất huyết?
       Theo các bác sĩ, tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus gây sốt xuất huyết Dengue đều có thể bị lây và mắc bệnh.
5. Có thể bị lây sốt xuất huyết bao nhiêu lần trong đời
          Nhiều người cho rằng chỉ bị sốt xuất huyết một lần trong đời, tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm. Thế giới lưu hành 4 týp virus sốt xuất huyết nên bệnh nhân mắc rồi vẫn có thể tái nhiễm, thậm chí lần sau còn nặng hơn lần trước. Do vậy, mỗi người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời. Nếu mới mắc sốt xuất huyết lần đầu, người đó có thể nhiễm bệnh thêm 3 lần nữa bởi các tuýp virus Dengue còn lại.
         Lý do lần sau mắc sốt xuất huyết có thể: Nếu người mắc sốt xuất huyết lần hai, thủ phạm gây bệnh thường là tuýp vi trùng khác. Khi đó, 2 kháng thể của 2 tuýp virus khác nhau cùng tồn tại trong cơ thể người sẽ làm bệnh nặng hơn, gây phản ứng, làm tăng xuất huyết thành mạch, tăng cô đặc máu, choáng, trụy mạch...
          Theo quy luật phát triển của dịch sốt xuất huyết, hiện nay đang là thời gian đỉnh dịch, tức là dịch phát triển mạnh. Bạn cần áp dụng các phương pháp phòng dịch đơn giản và hiệu quả như: Nằm màn khi ngủ cả ngày và đêm để tránh bị muỗi đốt; thau rửa và loại bỏ các dụng cụ đựng nước đọng trong và ngoài nhà để loại trừ muỗi. Khi có triệu chứng nghi ngờ bị lây sốt xuất huyết, cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp, tránh các biến chứng và hậu quả đáng tiếc.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

32/2020/TTBGDĐT

Điều lệ trường phổ thông

lượt xem: 1846 | lượt tải:0

3280/BGDĐT-GDTrH

Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH về điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT

lượt xem: 1271 | lượt tải:0

26/2020/TT-BGDĐT

Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung Thông tư 58

lượt xem: 1844 | lượt tải:0
Danh sách thành viên
giangtran
Ngày đăng ký: 05/10/2021
trangiang
Ngày đăng ký: 02/12/2020
dinhmen
Ngày đăng ký: 30/08/2018
8A8MD2
Ngày đăng ký: 05/05/2019
phanha
Ngày đăng ký: 18/03/2019
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập36
  • Hôm nay5,779
  • Tháng hiện tại148,897
  • Tổng lượt truy cập3,128,202
EduNet
GD Điện tử
Sở DG&ĐT
Network and partners
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây