Hướng dẫn theo dõi, phát hiện, phòng tránh biến chứng hậu COVID-19 ở trẻ em

Thứ ba - 29/03/2022 05:41
Hướng dẫn theo dõi, phát hiện, phòng tránh biến chứng hậu COVID-19 ở trẻ em
Hậu COVID-19 là gì?
      PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, theo định nghĩa của WHO: Hậu COVID-19 là những dấu hiệu như triệu chứng của người nhiễm COVID-19 có thể kéo dài hoặc xuất hiện những triệu chứng mới.
     Căn nguyên của vấn đề này có thể liên quan đến virus, độc tố của virus cũng như tình trạng virus còn tồn tại ở trong cơ thể. Ngoài ra còn do chu trình hóa học bị ảnh hưởng, do biểu hiện của vấn đề đáp ứng miễn dịch…
      Biểu hiện của hậu COVID-19 với những trẻ có tiền sử đã mắc COVID-19 hoặc tiếp xúc với người mắc COVID-19, sống trong vùng dịch thường xảy ra như sau: Sốt nhẹ, khó thở, ho kéo dài;
Trẻ bị mệt mỏi, đau cơ, tim đập nhanh, nổi ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc. Trẻ bị ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung tư tưởng và rối loại giấc ngủ.
      Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: nôn, đau bụng, tiêu chảy; có thể gặp dấu hiệu sốc, rối loạn đông máu, tổn thương thận cấp…
     Nếu trẻ được chẩn đoán sớm, phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời thì diễn tiến thường thuận lợi, trẻ phục hồi tốt.
Trẻ bị hậu COVID-19, nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm
       Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, vừa qua đã ghi nhận những trẻ đến khám hậu COVID-19. Dễ gặp là những em bé đã khỏi bệnh nhưng tình trạng ho vẫn dai dẳng.
Từ đầu tháng 2 đến nay, Khoa Điều trị tích cực Nội khoa của Bệnh viện Nhi Trung ương, liên tục tiếp nhận một số trẻ mắc di chứng hậu COVID -19 từ nhẹ đến nặng. Đặc biệt là trẻ bị mắc Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) hậu COVID-19. Đây là 1 hội chứng mắc phải sau nhiễm COVID-19.
        Đa số trẻ bị nhập viện điều chưa được tiêm phòng COVID-19, đáng chú ý đã có những bệnh nhi diễn biến rất nặng phải thở máy, lọc máu.
Khi nào cha mẹ cần đưa trẻ đi khám hậu COVID-19?
      Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, với trẻ đã từng mắc COVID-19 hoặc nghi ngờ (có nhiều trẻ mắc COVID-19 nhưng không được phát hiện), các gia đình không được chủ quan, sau khi trẻ âm tính 2- 6 tuần nếu có biểu hiện như trên cần cho trẻ đi khám điều trị sớm.
      "Hiện nay chúng ta đã có những đơn vị thăm khám hậu COVID-19. Người bệnh sau nhiễm COVID-19 vài tuần, vài tháng khi xuất hiện những triệu chứng bất thường thì cần đi khám để chuẩn đoán điều trị.

      Riêng với trẻ em, hậu COVID-19 có thể xuất hiện hội chứng viêm đa hệ thống, tổn thương đến tim, phổi, thận, mạch máu,…
      Vì vậy “khi các cháu xuất hiện những tình trạng như đỏ da, khó thở, mệt mỏi thì phải đưa con đi khám xem có mắc hội chứng viêm đa hệ thống hay không”- PGS.TS Bác sĩ Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương nhấn mạnh.
Theo PGS.TS Trần Minh Điển, hiện tại, hậu COVID-19 vẫn là vấn đề còn mới và cần nghiên cứu thêm. Do đó, có thể còn nhiều thay đổi về các triệu chứng, cách theo dõi, phác đồ điều trị bệnh trong thời gian tới.

Trẻ nổi ban đỏ là một trong những dấu hiệu cha mẹ cần đặc biệt chú ý.
(Ảnh Bệnh viện Nhi Trung ương)
Những triệu chứng trẻ bị MIS-C hậu COVID-19
Theo TS.BS Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, Viêm đa hệ thống (MIS-C) hậu COVID-19 thường xảy ra sau khi em bé bị mắc COVID-19 từ 2-6 tuần lễ.
Biểu hiện lâm sàng của trẻ bị mắc hội chứng MIS-C hậu COVID-19 là sốt cao liên tục, phát ban, rối loạn tiêu hóa, nếu nặng hơn có thể gặp các biến chứng tim mạch, sốc… nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây tử vong.

TS.BS Tạ Anh Tuấn, thăm khám cho một trường hợp bệnh nhi mắc hội chứng MIS-C hậu COVID-19.
(Ảnh Bệnh viện Nhi Trung ương)
Với những trẻ có tiền sử đã mắc COVID-19 hoặc tiếp xúc với người mắc COVID-19, sống trong vùng dịch, khi có các triệu chứng dưới đây là có biểu hiện mắc hậu COVID-19:
– Trẻ bị sốt cao liên tục trên 24h.
– Trẻ bị nổi ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc.
– Trẻ bị phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân
– Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: nôn, đau bụng, tiêu chảy.
– Trẻ có thể gặp dấu hiệu sốc, rối loạn đông máu, tổn thương thận cấp…
Các xét nghiệm cận lâm sàng có thể gặp khi trẻ bị viêm đa hệ thống hậu COVID-19:
+ Tăng hoặc giảm bạch cầu.
+ Tăng các chỉ số viêm: máu lắng, CRP, procalcitonin, ferritin…
+ Sinh hóa: Tăng men tim, tổn thương gan thận..
+ X quang có thể thấy tổn thương phổi
+ Siêu âm có tổn thương tim.
Chuyên gia cảnh báo, nếu trẻ mắc hậu COVID-19 được chẩn đoán sớm, phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời thì diễn tiến thường thuận lợi, trẻ phục hồi tốt. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh hậu COVID-19 cho con trẻ?
Theo khuyến cáo từ Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện nay dịch COVID-19 vẫn hết sức phức tạp, tỷ lệ mắc COVID-19 ở trẻ em đang có xu hướng gia tăng, do đó cách tốt nhất để ngăn ngừa hội chứng hậu COVID-19 là tiêm vaccine phòng bệnh, ngăn ngừa nhiễm bệnh. 
"Trong thời gian tới đây tiêm vaccine vẫn là khuyến cáo hàng đầu. Chúng ta tập trung cho nhóm nguy cơ và nhóm yếu thế đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng. Nếu trẻ được tiêm chủng đầy đủ thì các biến chứng của bệnh sẽ giảm đi.
Đồng thời, cha mẹ phải hướng dẫn trẻ tuân thủ 5K; khuyến khích trẻ hoạt động thể chất hợp lý và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ", PGS. TS Trần Minh Điển cho biết.
Hiện nay, việc lây nhiễm biến chủng Omicron nhiều hơn ở trẻ em đặc biệt chưa tiêm chủng. Vì vậy, việc tiêm chủng cho trẻ có ý nghĩa rất lớn, hạn chế lây nhiễm và giảm đi được lây nhiễm cho những người trong gia đình, nhất là những người già, có bệnh nền.
Bộ Y tế đã lựa chọn vaccine phòng COVID-19 Comirnaty do Pfizer-BioNTech sản xuất để tiêm cho nhóm trẻ từ 12-17 tuổi tại nước ta.
Đây là vaccine đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em và đã được nhiều nước sử dụng. Sắp tới Bộ Y tế cũng đang làm các thủ tục để sẵn sàng tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-dưới 12 tuổi.
Việc hoàn thành tiêm chủng giúp trẻ tự tin hơn khi tham gia học tập tại trường và các hoạt động xã hội khác.
Cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng ngay khi được phép của Chính phủ, Bộ Y tế; thực hiện 5K đầy đủ; tăng cường sức đề kháng cho trẻ như bổ sung dinh dưỡng, tập luyện thể chất, tránh thừa cân béo phì; kiểm soát tốt các bệnh mãn tính; tránh để trẻ bị nhiễm lạnh; đảm bảo thông khí tốt trong môi trường sống, học tập cho trẻ./.
Theo nguồn tại Báo Chính phủ điện tử

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

32/2020/TTBGDĐT

Điều lệ trường phổ thông

lượt xem: 2359 | lượt tải:0

3280/BGDĐT-GDTrH

Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH về điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT

lượt xem: 1734 | lượt tải:0

26/2020/TT-BGDĐT

Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung Thông tư 58

lượt xem: 2638 | lượt tải:0
Danh sách thành viên
giangtran
Ngày đăng ký: 05/10/2021
trangiang
Ngày đăng ký: 02/12/2020
dinhmen
Ngày đăng ký: 30/08/2018
8A8MD2
Ngày đăng ký: 05/05/2019
phanha
Ngày đăng ký: 18/03/2019
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập33
  • Hôm nay4,419
  • Tháng hiện tại82,664
  • Tổng lượt truy cập4,086,379
EduNet
GD Điện tử
Sở DG&ĐT
Network and partners
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây