PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Thứ tư - 04/05/2022 22:39
PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
                        DẤU HIỆU VÀ CÁCH SƠ CỨU KHI BỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
                                        https://www.youtube.com/watch?v=s0Teh2bKCe4
Ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng dữ dội, đau cơ, da tím tái, khó thở, ngưng thở, co giật, trụy mạch, bất tỉnh.
1. Triệu chứng ngộ độc thực phẩm
Khi rơi vào những tình huống sau đây, có thể nghĩ đến nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm:
  • Người vừa mới ăn xong và khởi phát bệnh ngay sau đó.
  • Có từ hai người trở lên có biểu hiện triệu chứng bệnh tương tự nhau sau khi cùng sử dụng một loại thực phẩm nào đó, trong khi những người không ăn thì không bị bệnh.
Các dấu hiệu gợi ý ngộ độc thực phẩm là đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.


Quan sát thực phẩm thấy có biểu hiện nghi ngờ, như ôi thiu, có mùi lạ, xuất hiện giun sán.
Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm:
Triệu chứng cụ thể của ngộ độc thực phẩm tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân gây nên:
+ Nếu nguyên nhân do vi sinh vật (vi khuẩn, virus) hoặc độc tố từ vi sinh vật (độc tố vi khuẩn tiết ra): Người bệnh thường chỉ biểu hiện bệnh ở đường tiêu hoá (như đau bụng, nôn, tiêu chảy), có thể kèm theo các biểu hiện của mất nước (như khát nước, khô môi), nhiễm trùng (thường là sốt, vã mồ hôi).
+ Nếu nguyên nhân do thực phẩm nhiễm hóa chất, không có chất độc tự nhiên: Bệnh nhân có biểu hiện phức tạp, không chỉ ở đường tiêu hoá mà cả ở các cơ quan khác, ví dụ như hệ thần kinh (đau đầu, chóng mặt), tim mạch (nhịp tim nhanh, trụy mạch).
+ Nếu nguyên nhân do chính các loại thực phẩm này vốn đã có độc tố: Bệnh xuất hiện ngay sau khi ăn các loại thực phẩm nhất định mà trong tự nhiên được biết là có thể có chứa độc tố, ví dụ như sắn, măng, cá nóc, cóc,...
Ngộ độc thực phẩm sẽ rất nguy hiểm nếu bệnh nhân có các dấu hiệu nặng ở đường tiêu hoá hoặc bị mất nước, nhiễm trùng, hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng:
+ Rối loạn thần kinh: Đặc biệt là nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, giọng nói ngọng, tê liệt cơ, co giật, đau đầu, chóng mặt.
+ Rối loạn tim mạch: Tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở.
+ Có lẫn máu hoặc chất nhầy trong phân, tiểu ít, đau ở các vị trí khác ngoài bụng (như đau ngực, cổ, hàm, họng).
+ Sức đề kháng của cơ thể kém: Nhất là ở các đối tượng trẻ em dưới 2 tuổi, người cao tuổi, người đang dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch (thường dùng trong bệnh về khớp, ung thư, dị ứng), người bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh dạ dày tá tràng, bệnh gan, rối loạn sắc tố.
Thông thường, ngộ độc thực phẩm triệu chứng cấp tính sẽ xuất hiện chỉ sau vài phút, vài giờ hoặc trong vòng 1 - 2 ngày sau khi nhiễm độc từ thức ăn. Ngộ độc thực phẩm dạng nặng có thể dẫn đến tử vong, nhẹ cũng gây mệt mỏi, suy kiệt cả về thể chất và tinh thần cho người mắc bệnh. Vì vậy, tự bảo vệ bản thân là biện pháp cần thiết đầu tiên phải nghĩ tới, trong đó việc trang bị một số kiến thức quan trọng về các bước sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm là việc làm vô cùng cần thiết.
Thời gian, triệu chứng cụ thể và nguồn gốc của tác nhân gây ngộ độc thực phẩm
Thời gian xuất hiện và triệu chứng điển hình Mầm bệnh và nguồn thực phẩm chứa mầm bệnh
+ 30 phút - 6 giờ
- Buồn nôn, nôn và co thắt dạ dày. Hầu hết mọi người cũng bị tiêu chảy. 
+ Staphylococcus aureus (Staph)
- Thực phẩm không được nấu chín kỹ, chẳng hạn như thịt thái lát, bánh pudding, bánh ngọt và bánh sandwich.      
+ 6 - 24 giờ
- Tiêu chảy, co thắt dạ dày. 
- Nôn và sốt thường không phổ biến. 
- Các triệu chứng thường bắt đầu đột ngột và kéo dài dưới 24 giờ.
Clostridium perfringens
- Thịt bò hoặc thịt gia cầm, đặc biệt là thịt nướng, thực phẩm sấy khô hoặc sơ chế.
+ 12 - 48 giờ
- Tiêu chảy, buồn nôn, đau dạ dày, nôn
+ Norovirus.
- Thực phẩm bị ô nhiễm như: rau xanh, trái cây tươi, động vật có vỏ (như hàu) hoặc nước bẩn.
- Nguồn khác: chăm sóc người bị nhiễm bệnh, chạm vào bề mặt bị ô nhiễm.
+ 6 giờ - 4 ngày
- Tiêu chảy, sốt, co thắt dạ dày, nôn mửa.
+ Salmonella.
- Gà, gà tây.
- Thịt sống, nấu chưa chín.
- Thịt, trứng, sữa và nước trái cây đóng gói chưa tiệt trùng.
- Trái cây và rau sống.
- Các nguồn khác: chăn nuôi gia cầm, bò sát và lưỡng cư, loài gặm nhấm.
+ 18 - 36 giờ
- Nhìn đôi hoặc mờ, mí mắt rủ xuống, nói chậm. 
- Khó nuốt, thở và khô miệng. 
- Yếu cơ và tê liệt
- Các triệu chứng bắt đầu nặng dần khi mức độ ngộ độc tăng lên.
+ Clostridium botulinum (Botulism)
- Thực phẩm đóng hộp hoặc lên men không đúng cách.
- Rượu sản xuất bất hợp pháp.
+ 1 - 4 ngày
- Tiêu chảy nước, buồn nôn. 
- Chuột rút dạ dày, nôn mửa.
- Sốt, ớn lạnh.
Vibrio
- Động vật có vỏ còn sống hoặc chưa nấu chín, đặc biệt là hàu.
+ 2 - 5 ngày
- Tiêu chảy (thường ra máu), đau quặn/đau bụng.
- Sốt
+ Vi khuẩn Campylobacter
- Thịt gia cầm sống hoặc chưa nấu chín, sữa tươi (chưa tiệt trùng) và nước bị ô nhiễm.
+ 3 - 4 ngày
- Đau bụng dữ dội, tiêu chảy (thường ra máu) và nôn. 
- Khoảng 5 - 10% số người được chẩn đoán nhiễm trùng này sẽ phát triển biến chứng đe dọa tính mạng.
E.coli ( Escherichia coli )
- Thịt bò sống hoặc chưa nấu chín, sữa tươi (chưa tiệt trùng) và nước trái cây, rau sống (như rau diếp) và rau mầm sống, nước bị ô nhiễm.
+ 1 tuần
- Tiêu chảy nước, chán ăn và sụt cân. Chuột rút / đau dạ dày, đầy hơi, tăng khí, buồn nôn và mệt mỏi.
+ Cyclospora
- Trái cây hoặc rau sống và thảo mộc.
+ 1 - 4 tuần
- Phụ nữ mang thai: thường bị sốt và các triệu chứng giống cúm khác, chẳng hạn như mệt mỏi và đau cơ. Nhiễm trùng trong thai kỳ có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong ở trẻ sơ sinh.
- Những người khác (thường là người lớn tuổi): nhức đầu, cứng cổ, lú lẫn, mất thăng bằng và co giật không kèm sốt, đau cơ.
+ Listeria
- Các loại phô mai mềm, xúc xích, pa-tê, thịt nguội, hải sản hun khói và sữa tươi (chưa tiệt trùng).
2. Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm
Khi thấy chính mình hoặc người thân, người xung quanh đang có các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như trên, cần bình tĩnh thực hiện tuần tự các bước sơ cứu sau đây:
- Gây nôn (nếu bệnh nhân không có biểu hiện nôn): Để hạn chế độc tố từ thức ăn ngấm vào cơ thể, biện pháp sơ cứu ngộ độc thực phẩm đầu tiên là kích thích để người bị ngộ độc nôn ra những thức ăn đang ở trong dạ dày đi ra ngoài. Có thể rửa sạch tay rồi đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích gây nôn. Bệnh nhân cần nôn càng nhiều thức ăn trong dạ dày ra càng tốt. Trong lúc tiến hành gây nôn, cần đặt người bệnh nằm nghiêng, phần đầu kê hơi cao để chất thải khi nôn ra không bị trào ngược vào phổi, không kích thích quá mức gây sặc cho người bệnh. Với trường hợp bị ngộ độc thực phẩm đã hôn mê thì không nên thực hiện kích thích gây nôn vì sẽ dễ gây sặc, ngạt thở.
- Cho người bệnh uống thật nhiều nước và được nghỉ ngơi: Sau khi bệnh nhân nôn và đi ngoài liên tục thì cơ thể sẽ bị mất nhiều nước. Chính vì vậy, đó là lúc cần tiến hành bù nước cho người bệnh. Đối với vấn đề “ngộ độc thực phẩm uống gì” thì có thể sử dụng nước lọc, dung dịch oresol hoặc uống nước gạo rang để bù lượng nước mất đi.
Gọi cấp cứu theo số máy 115 hoặc đưa bệnh nhân đến ngay tại cơ sở y tế gần nhất: Vì mặc dù đã tiến hành sơ cứu ban đầu, song bệnh nhân vẫn có thể gặp nguy hiểm và biến chứng bất cứ lúc nào. Vậy nên, người bị ngộ độc cần được sự trợ giúp và theo dõi từ nhân viên y tế.
3. Chăm sóc
- Cho người bệnh uống thật nhiều nước và nghỉ ngơi sau khi gây nôn
- Các động tác khác nên làm khi phát hiện và sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm:
+ Giữ lại mẫu thực phẩm nghi ngờ, bao gồm cả thông tin về nhãn mác, thậm chí là bệnh phẩm nôn ra từ người bệnh để giúp cho việc xác định nguyên nhân gây ra ngộ độc.
+ Trường hợp có nhiều người cùng bị ngộ độc thực phẩm: Cần thông báo đến cơ sở y tế gần nhất, cơ quan y tế dự phòng hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ việc để các cơ sở y tế có thể kịp thời chuẩn bị đầy đủ nhân lực để đối phó trong trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra hàng loạt, các cơ quan chức năng có thể kịp thời thông báo và ngăn chặn ngộ độc tiếp diễn.
 

Tác giả bài viết: Khánh Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

32/2020/TTBGDĐT

Điều lệ trường phổ thông

lượt xem: 2359 | lượt tải:0

3280/BGDĐT-GDTrH

Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH về điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT

lượt xem: 1734 | lượt tải:0

26/2020/TT-BGDĐT

Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung Thông tư 58

lượt xem: 2638 | lượt tải:0
Danh sách thành viên
giangtran
Ngày đăng ký: 05/10/2021
trangiang
Ngày đăng ký: 02/12/2020
dinhmen
Ngày đăng ký: 30/08/2018
8A8MD2
Ngày đăng ký: 05/05/2019
phanha
Ngày đăng ký: 18/03/2019
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay4,219
  • Tháng hiện tại82,464
  • Tổng lượt truy cập4,086,179
EduNet
GD Điện tử
Sở DG&ĐT
Network and partners
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây