PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Thứ tư - 01/11/2023 00:11
  • Ngày tuyên truyền: 31/10/2023
  • Người thực hiện: Phạm Khánh Bình
  • Nội dung tuyên truyền:
         
          Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, trên thế giới có trên 186.000 trẻ em tử vong do tai nạn giao thông (TNGT), cứ 4 phút có một trẻ em mất đi mạng sống. Tại Việt Nam, theo Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, trung bình mỗi năm cả nước có hơn 1.900 trẻ em tử vong vì TNGT, chiếm 25% tổng số trẻ em tử vong do các tai nạn thương tích. Chính vì vậy, phòng tránh TNGT cho trẻ em là một vấn đề cần thiết và cấp bách của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

         Nguyên nhân tai nạn giao thông lại thường xảy ra
*Tai nạn giao thông do con người tham gia giao thông:
         Người tham gia giao thông không chấp hành luật và các quy định về an toàn giao thông. Người đi bộ chạy qua đường bất ngờ, không quan sát, đùa nghịch đu bám tàu xe, đá bóng dưới lòng đường, phơi rơm rạ trên đường giao thông. Người đi xe đạp dàn hàng 3, lạng lách, vượt ẩu trước mũi xe máy, ô tô...Người đi xe máy phóng nhanh, lạng lách. Lái xe ô tô uống rượu bia, không kiểm soát tốc độ.v.v. Đặc biệt nguy hiểm đối với các trường hợp vô ý thức có hành vi nguy hiểm gây chết người như: rải đinh trên đường cao tốc, ném đá lên tàu, tháo ốc vít trên đường ray tàu hoả.v.v.
*Tai nạn giao thông do các phương tiện giao thông:
       Chất lượng xe cộ thấp kém, xe thiếu các thiết bị an toàn. Phương tiện vận chuyển không an toàn.
       Tai nạn giao thông do đường xá chất lượng xấu, thiếu biển báo, đèn hiệu, đèn chiếu sang.
         Những cách để không xảy ra tai nạn khi đi bộ trên đường
1. Qua đường an toàn:
- Chỉ qua đường ở những nơi có đường qua đường dành cho người đi bộ (đi qua khi có đèn xanh), cầu vượt.
- Khi qua đường phải có người lớn đi kèm (trẻ <= 7 tuổi).
- Nếu phải qua đường ở những nơi không có đường dành riêng cho người đi bộ: Cần phải dừng tại lề đường, nghe và quan sát bên trái, bên phải nhìn đường đến khi sang được đầu bên kia an toàn.
- Chú ý: Nếu có ôtô đậu ở nơi bạn đang đi qua nhìn cả trước và sau xe. Có thể giơ tay để tăng thêm chú ý.
- Giúp trẻ thực hành thành thục trước khi cho phép trẻ tự qua đường.
2. Đi đúng phần đường quy định:
- Luôn đi đúng vỉa hè bên phải là phần đường dành cho người đi bộ. Nếu đường không có vỉa hè thì đi vào phần đường bên phải càng cách xa các phương tiện giao thông càng tốt.
3. Không đi dàn hàng ngang trên đường:
4. Khi đi từ trong ngõ ra đường phải quan sát kỹ, không chạy nhanh ra.
5. Dạy trẻ nghiêm chỉnh chấp hành các biển chỉ dẫn giao thông, đi đúng phần đường dành cho người đi bộ
6. Không cho trẻ chơi ở lòng đường hoặc gần đường giao thông, vỉa hè và gần các khu vực đỗ ô tô
7. Làm hàng rào, cổng, cửa chắn nếu nhà gần đường, đặc biệt khi nhà có trẻ nhỏ
8. Nếu phải đi bộ vào lúc trời tối, ban đêm nên mặc quần áo sáng màu hoặc bằng các vật liệu phản quang, mang theo đèn pin nếu có điều kiện
9. Các bậc cha mẹ, người lớn cần nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông để làm gương cho trẻ:
- Giữ gìn đường phố, vỉa hè trước cửa nhà mình gọn gàng, góp phần tạo hành lang an toàn cho người đi bộ
- Không điều khiển xe cộ sau khi uống bia , rượu, đồ uống có cồn
- Không phóng nhanh, vượt ẩu
- Không chở hàng cồng kềnh
- Luôn lái xe đúng luật, quan sát kỹ phòng trường hợp trẻ chạy ra đường bất thình lình.
          Phòng tránh tai nạn khi đi xe đạp, xe máy
1. Không cho trẻ dưới 12 tuổi đi xe đạp ra đường và trẻ dưới 18 tuổi đi xe máy ra đường
2. Cho trẻ đi xe vừa với tầm vóc của trẻ.
3. Không tham gia và cổ vũ đua xe
4.  Luôn đội mũ bảo hiểm khi đi ra đường (cả khi đi xe đạp và xe máy). Khi sử dụng mũ bảo hiểm cần sử dụng mũ bảo hiểm đúng kích cỡ với trẻ và đội đúng cách.
5. Dạy và hướng dẫn trẻ các kỹ năng đi xe đạp, kỹ năng xử lý các tình huống trên đường. Các bậc cha mẹ, người lớn nên đi cùng với trẻ trong một thời gian để chắc rằng trẻ thực sự thực hành tốt các kỹ năng này trước khi cho trẻ tự đi xe ra đường. Các kỹ năng cần đặc biệt chú ý là:
- Dừng và quan sát kỹ trước khi đi xe ra đường, đặc biệt khi đi từ ngõ ra
- Khi muốn rẽ: Giơ tay hoặc bật đèn xi- nhan đúng cách xin rẽ, quan sát kỹ và rẽ
- Nhường đường cho người đi bộ
- Dừng và đi theo tín hiệu đèn giao thông. Khi đi muốn dừng phải quan sát kỹ phải trái và đằng sau đi chậm lại và làm tín hiệu để người khác biết bạn định dừng.
- Không lạng lách, đánh võng trên đường
- Không đi dàn hàng ngang 3 - 4
- Không đèo 2 - 3 người
- Đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, xe máy.
- Đi đúng tốc độ quy định cho từng loại xe và trên từng tuyến giao thông. Luôn giữ một khoảng cách nhất định với các xe khác để kịp có thời gian xử lý các tình huống bất ngờ.
- Tuân thủ đúng các biển báo giao thông
- Khi đi ra đường vào trời tối nên mặc quần áo bằng vải sáng màu hoặc mang theo những vật liệu phản quang, xe phải có đèn và miếng phản quang ở bàn đạp.
6. Luôn giúp trẻ đảm bảo xe họat động tốt, đặc biệt các bộ phận an toàn như phanh xe… trước khi xe ra đường.
7. Đối với người lớn:
- Trẻ <= 6 tuổi phải ngồi trong ghế có dây an toàn.
- Không vừa bế trẻ vừa đi xe
- Quan sát kỹ và bấm còi, đèn khi xe đi từ đường vào ngõ và ngược lại.

        An toàn khi đi xe ôtô và xe buýt
1. Cho trẻ ngồi ghế sau, đeo dây an toàn, ngồi ghế dành cho trẻ em.
2. Không cho trẻ em cao dưới 1,4 m ngồi ở ghế trước vì khi xảy ra tai nạn trẻ sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn người lớn
3. Khi mở cửa xe:
- Quan sát xem xung quanh có người không, cần mở từ từ để người ở sau biết mình mở cửa.
- Mở cánh cửa sát lề đường.
- Không đùa nghịch, leo trèo trên xe (gồm cả xe buýt công cộng)
* Khi đi xe ô tô buýt:
- Không nhảy xe, không đeo bám lên các phương tiện giao thông
- Khi đợi đứng lùi lại 3 m hoặc 5 bước đến khi xe dừng hẳn.
- Đi vào xe theo hàng một, không chen lấn xô đẩy.
- Ngồi tại chỗ trong xe
- Không thò đầu, tay ra ngoài xe
- Khi ra khỏi xe, đi lên vỉa hè để lái xe thấy mình.
- Không nhặt những đồ vật gần xe ôtô, nếu cần phải nói với người lái xe trước để đề phòng lái xe không nhìn thấy và đâm vào trẻ.
- Xây dựng môi trường an toàn:
- Tạo hành lang cho người đi bộ
- Tạo môi trường an toàn cho người đi bộ, đi xe đạp: xây dựng các biển báo nguy hiểm, hệ thống rào chắn đặc biệt tại những nơi có nhiều trẻ em qua lại, các đường dành cho người đi bộ.
- Qui định phân luồng giao thông hợp lý
- Có hệ thống biển báo nơi nguy hiểm cũng như tạo các hình thức để giảm thiểu tai nạn: như đường lánh nạn, cứu nạn; đặt các dải giảm tốc trước cổng trường học...
- Có quy chế, qui định thời hạn sử dụng các phương tiện giao thông. Nghiêm cấm sử dụng các phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn.
- Quản lý và hướng dẫn trẻ vui chơi giải trí an toàn: Không đuổi nhau, đá bóng dưới hè đường, tổ chức sinh hoạt tập thể cho trẻ, xây dựng các khu vui chơi cho trẻ.
- Cho trẻ ngồi ghế sau, đeo dây an toàn, ngồi ghế dành cho trẻ em.
- Không cho trẻ em cao dưới 1,4 m ngồi ở ghế trước vì khi xảy ra tai nạn trẻ sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn người lớn.
        Khi tai nạn giao thông xảy ra, cần sơ cứu trẻ em để giảm thương tật và tử vong
       Khi thấy trẻ bị nạn, cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nơi nguy hiểm và gọi mọi người giúp đỡ, tìm kiếm sự giúp đỡ nhanh nhất. Sơ cứu tại chỗ, rửa vết thương bằng nước sạch hoặc băng cầm máu và tìm mọi cách đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
- Để nạn nhân nơi thoáng đãng, nới bớt quần áo, mũ, khăn.
- Nếu trẻ hôn mê: Cần cho nằm ưỡn cổ, độn gối (áo quần quấn lại) dưới hai vai, đầu nghiêng sang một bên. Móc hết đờm dãi, đất cát, dị vật ở mũi, miệng. Nếu trẻ bị tụt lưỡi ( thở khò khè) có thể dùng tay kẽo lưỡi tam thời ra ngoài và chuyển nạn nhân ngay tới cơ sở y tế gần nhất.
- Nếu trẻ ngừng thở cần hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay: Người cấp cứu quỳ cạnh trẻ, mở rộng miệng nạn nhân, một tay bịt mũi trẻ trong lúc hô hấp miệng - miệng. Thổi ngạt được thực hiện 20 - 25 lần/phút. Nếu có ngừng tim thì cấp cứu ngừng tuần hoàn (bóp tim) đồng thời với cấp cứu hô hấp. Nếu thấy trẻ hồng trở lại hoặc tự thở lại được là tốt.
- Cấp cứu ngừng tim (Bóp tim ngoài lồng ngực): Để trẻ nằm trên nền cứng, người cấp cứu quỳ bên cạnh, hai bàn tay bắt chéo lên nhau và để lên giữa xương ức ép vừa phải lên tim (lưu ý không phải ép lên xương sườn). Tần số ép tim khoảng 80 - 100 lần/phút.Cứ năm nhịp bóp tim thì thực hiện một lần thổi ngạt. Trong lúc ép tim, một người sờ mạch đùi (mạch bẹn) nếu có mạch tức là động tác ép tim có hiệu quả, cần tiếp tục cho tới khi tim đập trở lại.
- Cách cầm máu:
+ Nếu chỉ do các vết xây xát nông thì không đáng ngại, chỉ cần đắp gạc sạch và băng nhẹ.
+ Rách da đầu: Băng ép là đủ để cầm máu hầu hết các vết thương da đầu
+ Chảy máu mũi-tai:chỉ cần dùng bông sạch đặt tại lỗ mũi, tai, không cần phải nút chặt
+ Nếu chảy máu nhiều (do tổn thương động mạch, tĩnh mạch, hay vết thương phần mềm rộng): lấy tay ấn nhẹ tạm thời trực tiếp vào vết thương hoặc ấn vào đường đi của động mạch ở phía trên vết thương (với chi trên: ấn vào hõm nách; mặt trong cánh tay, mặt trước khuỷu tay. Với chi dưới: ấn mạnh vào nếp bẹn. Vết thương vùng cổ: ép vào bên cạnh khí quản).
+ Nếu có túi băng cá nhân tại chỗ, đặt gạc sạch trực tiếp lên vết thương sau đó băng ép chặt. Tuyệt đối không được garô với vết thương phần mềm. Chỉ garô trong trường hợp chi đã bị cụt sẵn hoặc toàn bộ hay một phần chi bị giập nát không còn khả năng bảo tồn. Nếu bắt buộc phải garô thì khi vận chuyển nạn nhân tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế phải bàn giao cẩn thận giờ garô.
- Nếu nạn nhân bị thương vào đầu hoặc nghi có gẫy xương cần nẹp cố định, bất động chỗ gãy có thể dùng phương tiện tại chỗ như que tre, thanh gỗ, dát giường, thậm chí là mảnh bìa cứng đối với trẻ nhỏ. Nguyên tắc là bất động trên và dưới chỗ gãy một khớp (ví dụ nếu gãy hai xương cẳng tay thì phải bất động được khớp khuỷu và khớp cổ tay). Đối với gãy xương đùi khi không có dụng cụ gì để bất động, có thể tạm thời buộc hai chân vào nhau, dùng chân lành có tác dụng như một cái nẹp sau đó chuyển nạn nhân ngay tới cơ sở y tế gần nhất.
- Di chuyển nạn nhân: nhẹ nhàng tránh thô bạo. Nói chung cần luôn giữ trẻ ở tư thế nằm ngang, nghĩa là cần có hai người (với trẻ lớn), một người luồn tay xuống đỡ chân, hông, một người đỡ vai-đầu để tránh các di lệch cột sống. Trong các trường hợp đắc biệt và không có người, có thể áp dụng các tư thế đặc biệt để di chuyển nạn nhân như bế xốc nách, kéo lê gót.. nhưng nói chung cần hết sức tránh vì nếu vận chuyển không đúng còn làm nguy hại thêm cho nạn nhân.
        Những cách để tai nạn giao thông không xảy ra hoặc ít gây thương tích, tử vong nhất
1. Hướng dẫn trẻ cách đi lại an toàn:
- Trang bị mũ bảo hiểm khi trẻ dùng xe đạp hoặc tham gia giao thông cùng với người lớn.
- Ghế an toàn cho trẻ em khi đi xe đạp/máy do người khác đèo.
- Thắt dây an toàn khi ngồi trên ôtô.
- Tham gia tập huấn và nắm vứng các kiến thức cũng như sơ cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn giao thông.
2. Gần đây có rất nhiều tai nạn giao thông thủy đáng tiếc xảy ra. Các cách phòng tránh chủ yếu là:
- Mặc áo phao
- Không lên tàu khi tàu quá đông (không có đủ chỗ ngồi cho mỗi người)
- Không chen lấn xô đẩy khi ở trên tàu, phà
- Tuyệt đối tuân theo những quy định an toàn trên tàu (không thò chân, tay… ra ngòai cửa sổ của tàu thuyền).
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

32/2020/TTBGDĐT

Điều lệ trường phổ thông

lượt xem: 1966 | lượt tải:0

3280/BGDĐT-GDTrH

Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH về điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT

lượt xem: 1374 | lượt tải:0

26/2020/TT-BGDĐT

Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung Thông tư 58

lượt xem: 2001 | lượt tải:0
Danh sách thành viên
giangtran
Ngày đăng ký: 05/10/2021
trangiang
Ngày đăng ký: 02/12/2020
dinhmen
Ngày đăng ký: 30/08/2018
8A8MD2
Ngày đăng ký: 05/05/2019
phanha
Ngày đăng ký: 18/03/2019
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay2,861
  • Tháng hiện tại33,896
  • Tổng lượt truy cập3,360,569
EduNet
GD Điện tử
Sở DG&ĐT
Network and partners
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây