CÚM MÙA VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Thứ tư - 15/11/2023 22:51
logo THCS Mai Dịch
logo THCS Mai Dịch
         Cúm mùa là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do vi - rút cúm gây nên. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân, khi cơ thể không đáp ứng được các thay đổi của thời tiết. Nếu người bệnh không điều trị sớm và đúng cách thì có thể để xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
1. Cúm mùa là gì?
         Cúm mùa là một nhiễm vi rút cấp tính do vi rút cúm tuýp A hoặc B. C gây ra. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng sốt đột ngột, ho (thường là ho khan), nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi.
        Hầu hết người bệnh hồi phục trong vòng một tuần mà không cần phải chăm sóc y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh cúm có thể gây ra các biến chứng nặng và tử vong. Do đó, người bệnh phải có ý thức điều trị bệnh nhanh và dứt điểm.
Bạn có phân biệt được chính xác cảm lạnh và cúm mùa?
       Cảm cúm và cảm lạnh là hai khái niệm mà chúng ta thường đánh đồng nó giống nhau, không phân biệt rõ ràng. Tuy nhiên, diễn biến của cảm cúm rất khó lường, thậm chí dẫn tới biến chứng và tử vong. Vì vậy, cách phòng ngừa cảm cúm hiệu quả nhất là tiêm vaccine cúm , thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tăng cường dinh dưỡng và tập luyện thể thao...
 2. Mức độ nguy hiểm của C
2.1 Bệnh cúm mùa dễ lây lan
           Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh cúm mùa là loại bệnh do vi - rút cấp tính gây ra và rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi - rút, qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng v.v
2.2 Bệnh cúm có thể chuyển thành ác tính
        Một số trường hợp bệnh cúm có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong. Bệnh dễ chuyển thành ác tính đối với các trường hợp có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, suy giảm đề kháng, miễn dịch như suy thận, đái tháo đường, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ. Nếu có các biểu hiện bất thường cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng đáng tiếc. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm mùa là hội chứng Reye (gây phù ở gan và não) rất trầm trọng và tỷ lệ tử vong rất cao.
2.3 Xảy ra biến chứng nếu không điều trị kịp thời
        Bệnh cúm mùa không điều trị hoặc điều trị quá muộn khiến bệnh chuyển nặng, gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp. Biến chứng viêm phổi thường gặp ở đối tượng trẻ em, người già trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, bệnh còn gây ra viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu.
Biến chứng của bệnh bạch hầu
Cúm mùa gây biến chứng viêm phổi ở đối tượng trẻ em, người già
2.4 Bệnh gây nguy hiểm cho phụ nữ có thai
        Thai phụ bị cúm có thể gây ra biến chứng phổi hoặc sẩy thai. Nếu mắc cúm trong 3 tháng đầu có thể gây ra biến chứng ở thai nhi, nhất là bệnh lý về hệ thần kinh trung ương, không gây quái thai.
3. Phân loại cúm mùa
        Cúm mùa được chia làm 3 loại gồm cúm A, cúm B và cúm C:
Cúm A là loại nguy hiểm nhất với nhiều chủng gây bệnh như A(H5N1), A(H3N2), A(H1N1) v.v
Cúm C gần giống với cảm lạnh thông thường.
Cúm B chỉ có một chủng loại duy nhất lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc.
4. Nguyên nhân gây cúm mùa
        Nguyên nhân chủ yếu của bệnh cảm cúm là do thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, độ ẩm không khí thấp đột ngột. Cơ thể không thích ứng kịp thời khiến cho sự xâm nhập của vi rút cúm tạo điều kiện thuận lợi mắc bệnh cúm.
5. Triệu chứng của cúm mùa
Trong thời gian ủ bệnh (khoảng 2 ngày), người bệnh thường có các biểu hiện ban đầu như sốt, có cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, chóng mặt, ăn không ngon, mệt mỏi. Về sau, triệu chứng ngạt mũi, ho và chảy nước mũi xuất hiện. Ở trẻ nhỏ, triệu chứng đau tai, đau họng và sưng hạch, hoặc tiêu chảy, đau và nôn mửa có thể xảy ra. Nhìn chung, các triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm thường giới hạn ở đường hô hấp trên.
Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác gần như biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn có thể còn kéo dài. Tất cả các triệu chứng và cảm giác mệt mỏi sẽ biến mất trong vòng 1 hoặc 2 tuần.
6. Phòng bệnh cúm mùa
Tăng cường vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng.
Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi bằng tay áo hoặc dùng khăn giấy sau đó bỏ vào thùng rác, nếu che miệng bằng tay thì cần rửa tay ngay sau khi ho, hắt hơi nhằm tránh lây nhiễm sang vật dụng khác.
Vệ sinh và mở cửa thoáng nơi ở, lớp học, phòng làm việc, thường xuyên lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn.
Theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng thì thông báo cho trường học, cơ quan, đoàn thể nơi đang học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương để được cách ly.
Tất cả mọi người, đặc biệt là những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ bị mắc bệnh.
Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng vi - rút như tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.
Tiêm phòng vắc xin cúm mùa

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

32/2020/TTBGDĐT

Điều lệ trường phổ thông

lượt xem: 2332 | lượt tải:0

3280/BGDĐT-GDTrH

Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH về điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT

lượt xem: 1711 | lượt tải:0

26/2020/TT-BGDĐT

Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung Thông tư 58

lượt xem: 2600 | lượt tải:0
Danh sách thành viên
giangtran
Ngày đăng ký: 05/10/2021
trangiang
Ngày đăng ký: 02/12/2020
dinhmen
Ngày đăng ký: 30/08/2018
8A8MD2
Ngày đăng ký: 05/05/2019
phanha
Ngày đăng ký: 18/03/2019
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay5,170
  • Tháng hiện tại62,923
  • Tổng lượt truy cập4,066,638
EduNet
GD Điện tử
Sở DG&ĐT
Network and partners
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây